Gắn tem truy xuất nguồn
Theo ông Ngô Đức Vính, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện Thanh Hà đạt 2.123 tỷ đồng; trong đó, cây vải đóng góp gần 800 tỷ đồng với 21.000 tấn quả. Năm 2018, vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên tổ chức dán tem truy xuất nguồn gốc với ứng dụng quét mã QR Code nhằm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, bảo vệ thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Tem được dán vào các thùng hàng, túi đựng, số lượng vải thiều dán tem truy xuất nguồn gốc khoảng 20.000 - 25.000 tấn. Người mua quét mã sẽ biết thông tin vải trồng thuộc hộ gia đình, thôn, xã, vùng VietGAP, GlobalGAP, nhật ký quy trình sản xuất vải…
Trải qua nhiều năm, vải thiều từ trồng theo kiểu truyền thống nay đã áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng. Cụ thể, năm 2007, vải thiều Thanh Hà được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý đã tạo động lực để nông dân tự giác nghiêm ngặt hơn trong quy trình sản xuất. Trước đó, năm 2012, với yêu cầu cao, đặc biệt cho xuất khẩu, nông dân đã chuyển sang áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đặc biệt, năm 2015, vải thiều Thanh Hà đã được thị trường Mỹ chấp thuận, năm 2017 đã vào được trường Australia với những quy định còn khắt khe hơn. Năm 2018, toàn huyện Thanh Hà ước tính đạt sản lượng khoảng 35.000 tấn. Trong số 350ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP có khoảng 92ha vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, EU... Ngoài ra còn có 30ha vải sản xuất theo quy trình GlobalGAP và 90ha vải sản xuất tập trung, gắn với bao tiêu sản phẩm.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, toàn tỉnh có 218ha diện tích trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với sản lượng 10.000 tấn và có 13.000ha trồng tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng trên 100.000 tấn. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ gần 6.000 tấn, đến thời điểm này đã tiêu thụ trên 60.000 tấn. Giá trái vải huyện Lục Ngạn (ngon nhất tỉnh) đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 29.000 đồng/kg bán ra ngoài thị trường. Những trái vải sản xuất theo kiểu bình thường có giá 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg.
Kết nối tiêu thụ
Ông Dương Văn Thái chia sẻ: “Nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân đẩy mạnh ứng khoa học công nghệ nên vải thiều Bắc Giang phát triển tốt và chất lượng ngày càng cao hơn. Đặc biệt năm nay, nhiều hệ thống phân phối hiện đại ở miền Nam đã mang vải thiều miền Bắc vào chuỗi hệ thống bán lẻ. Đó là cách làm mới mà tỉnh tạo điều kiện cho nông dân có thêm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Song song đó, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, giúp nông dân giới thiệu trái ngon và người tiêu dùng có thể mua được vải thiều Bắc Giang mọi nơi với giá cả cạnh tranh”.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết đơn vị dự kiến tiêu thụ hơn 400 tấn vải thiều Thanh Hà và Bắc Giang. Vải thiều thu mua trực tiếp từ vùng canh tác và vận chuyển bằng xe chuyên dụng về các hệ thống phân phối của Saigon Co.op nên khách hàng được thưởng thức vải chính gốc với giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, quyền lợi của khách hàng cũng được bảo vệ tuyệt đối bởi 100% vải thu mua đều đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dịp này, Saigon Co.op xây dựng những chương trình khuyến mãi dành riêng cho vải thiều như lễ hội trái cây, tiêu dùng xanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất. Cũng theo ông Nguyễn Anh Đức, với giá bán hiện tại thì siêu thị không có lợi nhuận, tuy nhiên điều quan trọng là giúp vải thiều không còn tình trạng “giải cứu” và bị thương lái ép giá. Năm sau, Saigon Co.op sẽ đặt hàng trước với các hợp tác xã và yêu cầu sản phẩm phải có tiêu chuẩn cụ thể. Khi đó, nông dân sau khi thu hoạch phải có canh tác kỹ thuật để đồng nhất về kích cỡ, chất lượng và số lượng. Trái vải Việt Nam đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và nếu nông dân có thể canh tác trái mùa vụ, trải dài các thời điểm trong năm thì rất có lợi.
Ngoài ra, Saigon Co.op cũng đề xuất sẽ là đầu mối để đưa trái vải và nhiều sản phẩm nông sản khác ra thị trường thế giới; đăng ký những hình thức thu mua khác liên quan đến sàn giao dịch, sàn đấu giá như các mô hình nông nghiệp trên thế giới để nông dân và thị trường nông sản trong nước hướng đến nền sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa.
Theo ông Ngô Đức Vính, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện Thanh Hà đạt 2.123 tỷ đồng; trong đó, cây vải đóng góp gần 800 tỷ đồng với 21.000 tấn quả. Năm 2018, vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên tổ chức dán tem truy xuất nguồn gốc với ứng dụng quét mã QR Code nhằm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, bảo vệ thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Tem được dán vào các thùng hàng, túi đựng, số lượng vải thiều dán tem truy xuất nguồn gốc khoảng 20.000 - 25.000 tấn. Người mua quét mã sẽ biết thông tin vải trồng thuộc hộ gia đình, thôn, xã, vùng VietGAP, GlobalGAP, nhật ký quy trình sản xuất vải…
Trải qua nhiều năm, vải thiều từ trồng theo kiểu truyền thống nay đã áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng. Cụ thể, năm 2007, vải thiều Thanh Hà được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý đã tạo động lực để nông dân tự giác nghiêm ngặt hơn trong quy trình sản xuất. Trước đó, năm 2012, với yêu cầu cao, đặc biệt cho xuất khẩu, nông dân đã chuyển sang áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đặc biệt, năm 2015, vải thiều Thanh Hà đã được thị trường Mỹ chấp thuận, năm 2017 đã vào được trường Australia với những quy định còn khắt khe hơn. Năm 2018, toàn huyện Thanh Hà ước tính đạt sản lượng khoảng 35.000 tấn. Trong số 350ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP có khoảng 92ha vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, EU... Ngoài ra còn có 30ha vải sản xuất theo quy trình GlobalGAP và 90ha vải sản xuất tập trung, gắn với bao tiêu sản phẩm.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, toàn tỉnh có 218ha diện tích trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với sản lượng 10.000 tấn và có 13.000ha trồng tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng trên 100.000 tấn. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ gần 6.000 tấn, đến thời điểm này đã tiêu thụ trên 60.000 tấn. Giá trái vải huyện Lục Ngạn (ngon nhất tỉnh) đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 29.000 đồng/kg bán ra ngoài thị trường. Những trái vải sản xuất theo kiểu bình thường có giá 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg.
Kết nối tiêu thụ
Ông Dương Văn Thái chia sẻ: “Nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân đẩy mạnh ứng khoa học công nghệ nên vải thiều Bắc Giang phát triển tốt và chất lượng ngày càng cao hơn. Đặc biệt năm nay, nhiều hệ thống phân phối hiện đại ở miền Nam đã mang vải thiều miền Bắc vào chuỗi hệ thống bán lẻ. Đó là cách làm mới mà tỉnh tạo điều kiện cho nông dân có thêm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Song song đó, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, giúp nông dân giới thiệu trái ngon và người tiêu dùng có thể mua được vải thiều Bắc Giang mọi nơi với giá cả cạnh tranh”.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết đơn vị dự kiến tiêu thụ hơn 400 tấn vải thiều Thanh Hà và Bắc Giang. Vải thiều thu mua trực tiếp từ vùng canh tác và vận chuyển bằng xe chuyên dụng về các hệ thống phân phối của Saigon Co.op nên khách hàng được thưởng thức vải chính gốc với giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, quyền lợi của khách hàng cũng được bảo vệ tuyệt đối bởi 100% vải thu mua đều đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dịp này, Saigon Co.op xây dựng những chương trình khuyến mãi dành riêng cho vải thiều như lễ hội trái cây, tiêu dùng xanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất. Cũng theo ông Nguyễn Anh Đức, với giá bán hiện tại thì siêu thị không có lợi nhuận, tuy nhiên điều quan trọng là giúp vải thiều không còn tình trạng “giải cứu” và bị thương lái ép giá. Năm sau, Saigon Co.op sẽ đặt hàng trước với các hợp tác xã và yêu cầu sản phẩm phải có tiêu chuẩn cụ thể. Khi đó, nông dân sau khi thu hoạch phải có canh tác kỹ thuật để đồng nhất về kích cỡ, chất lượng và số lượng. Trái vải Việt Nam đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và nếu nông dân có thể canh tác trái mùa vụ, trải dài các thời điểm trong năm thì rất có lợi.
Ngoài ra, Saigon Co.op cũng đề xuất sẽ là đầu mối để đưa trái vải và nhiều sản phẩm nông sản khác ra thị trường thế giới; đăng ký những hình thức thu mua khác liên quan đến sàn giao dịch, sàn đấu giá như các mô hình nông nghiệp trên thế giới để nông dân và thị trường nông sản trong nước hướng đến nền sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa.