Trước đó, trong hai ngày thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách, một số ĐB đã đề cập đến vụ án Hồ Duy Hải (đã được xét xử theo trình tự giám đốc thẩm của Toà án Nhân dân tối cao hồi đầu tháng 5 vừa qua) và một số vụ án khác đã và đang gây ra dư luận đa chiều. Sáng 15-6, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, trong phát biểu làm rõ ý kiến của một số ĐB về tư pháp, đã dành gần như toàn bộ thời gian để thông tin thêm về vụ án này.
Tuy nhiên, theo phân tích của các đại biểu Quốc hội liên quan đến quy trình giải quyết án sau thủ tục giám đốc thẩm, vẫn có các cơ quan, cơ chế giám sát. ĐBQH, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) chỉ rõ, luật hiện hành quy định Viện Kiểm sát có quyền kiểm sát tư pháp ở cấp cao, kể cả sau khi có bản án giám đốc thẩm. Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội có quyền giám sát.