Ươm mầm xanh, gieo hy vọng cho hệ sinh thái đầm Ô Loan

Ươm mầm xanh, gieo hy vọng cho hệ sinh thái đầm Ô Loan

Tỉnh Phú Yên triển khai Dự án trồng rừng ngập mặn khu vực đầm Ô Loan ở huyện Tuy An với tổng diện tích 50ha, kinh phí trên 18 tỷ đồng. Rừng cây sẽ góp phần khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực. Đồng thời tạo cảnh quan, cải thiện môi trường, hạn chế sự tác động tiêu cực do nước biển dâng. Rất nhiều người dân chờ đợi hiệu quả từ dự án.

Đầm Ô Loan ở huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) từng được biết đến là nơi sở hữu hệ sinh thái phong phú với các loại thủy hải sản nổi tiếng, như: sò huyết, cá mai, cá cầu... Tuy nhiên, trong thời gian qua do tác động của con người đã khiến cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm, các loại thủy hải sản dần biến mất.

Trước thực trạng trên, tỉnh Phú Yên đã triển khai Dự án trồng rừng ngập mặn khu vực đầm Ô Loan, với tổng diện tích 50ha, kinh phí trên 18 tỷ đồng. Các loại cây như bần chua, được và dừa nước sẽ được trồng tại các xã An Hòa Hải, An Hiệp, và An Ninh Đông.

Khi rừng cây ở đầm Ô Loan mọc xanh tươi sẽ góp phần khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực. Đồng thời tạo cảnh quan, cải thiện môi trường, hạn chế sự tác động tiêu cực do nước biển dâng. Khi các loại thủy hải sản đặc trưng của đầm Ô Loan quay trở lại sẽ tạo ra sinh kế cho người dân phát triển kinh tế theo hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn bền vững ven biển, ứng phó biến đổi khí hậu.

Hiện tại, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) đã thực hiện được 11,03ha, (gồm: bần chua (3,76ha), dừa nước (5,3ha), đước (1,97ha) và làm hàng rào bảo vệ rừng ngập mặn với tổng chiều dài là 10.637m.

Dự kiến đến hết tháng 5, đơn vị sẽ hoàn thành việc trồng 17ha rừng theo kế hoạch dự án và làm hệ thống hàng rào bảo vệ, lưới chắn rác. Năm 2025 tiếp tục triển khai trồng mới 33ha rừng ngập mặn còn lại theo báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Đây là dự án trồng rừng ngập mặn đầu tiên của tỉnh Phú Yên, có quy mô lớn và nhận được sự quan tâm của người dân.

l1.jpg
Diện tích trồng rừng tại đầm Ô Loan là 50ha, được chia thành 102 lô, từng lô có diện tích từ 0,5 đến 2ha tùy theo địa hình khu vực
l6.jpg
Loại cây được trồng tại đầm Ô Loan chủ yếu là bần
DSC01447.JPG
Đước được trồng tại đầm Ô Loan
DSC01348.JPG
Dừa nước được trồng tại đầm Ô Loan
l3.jpg
Kiểm tra bộ rễ của cây dừa nước
DSC01441.JPG
l4.jpg
... và bần chua, để đánh giá hiệu quả và tốc độ phát triển sau hơn 2 tháng trồng tại đầm Ô Loan
l2.jpg
Anh Nguyễn Đình Quốc, người dân thôn Tân Hòa, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An rất vui mừng và kỳ vọng về dự án. Khi đó, môi trường sinh thái tại đầm Ô Loan sẽ được cải thiện, các loại thủy, hải sản sẽ quay về, giúp người dân phát triển kinh tế
DSC01287.JPG
Đầm Ô Loan là khu vực nuôi trồng thủy sản quan trọng hiện nay tại huyện Tuy An, là vùng nuôi nước lợ với nhiều loại đặc sản nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá mai và cá cầu
l7.jpg
Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên rất quan tâm đến dự án trồng rừng ngập mặn đầm Ô Loan. Đây là lần đầu tiên tỉnh Phú Yên triển khai trồng rừng ngập mặn
DSC01303.JPG
Lực lượng kiểm lâm huyện Tuy An cùng tham gia hỗ trợ việc trồng rừng ngập mặn tại đầm Ô Loan
DSC01304.JPG
Ngoài lực lượng chức năng, người dân tại khu vực đầm Ô Loan cũng hưởng ứng và tham gia trồng rừng, mong muốn cải thiện hệ sinh thái nơi đây
DSC01332.JPG
DSC01410.JPG
Cây bần chua đã lên đọt non
DSC01352.JPG
Cây đước phát triển tốt tại đầm Ô Loan
l11.JPG
Các loại cá tại đầm Ô Loan
l8.jpg
Theo người dân trong vùng, từ khi thực hiện việc trồng cây, nhiều loại chim xuất hiện tại đầm Ô Loan

Tin cùng chuyên mục