Ùn tắc phức tạp
Báo cáo nhanh với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại công trình xây dựng cầu vượt nút giao Mỹ Thủy, đại diện Sở GTVT TPHCM cho biết, thời gian qua, mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp xử lý ùn tắc giao thông, nhưng khu vực các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái như xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công, nhất là khu vực vòng xoay Mỹ Thủy) vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của doanh nghiệp, người dân. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, năng lực dự kiến thông qua cảng Cát Lái khoảng 36 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế trong năm 2016, sản lượng hàng đã vượt quy hoạch, đạt 53 triệu tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng hàng cảng Cát Lái đạt 27,2 triệu tấn, tăng 15,24% so với 6 tháng năm 2016. Trung bình có khoảng 17.000 xe/ngày đêm ra vào cảng Cát Lái (có thời điểm lên đến 19.000 - 22.000 xe/ngày đêm), trong khi khả năng thông hành của tuyến đường Nguyễn Thị Định (2 làn ô tô/chiều lưu thông) chỉ đáp ứng được tối đa 15.000 xe/ngày đêm, chưa tính các loại ô tô khác lưu thông. Đã thế, hạ tầng giao thông trong khu vực chưa hoàn chỉnh, các giao cắt chủ yếu là đồng mức (như nút Mỹ Thủy, nút An Phú…), khu vực lại đang trong quá trình triển khai xây dựng nhiều dự án hạ tầng, đô thị… dẫn đến tình hình ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường ra vào cảng Cát Lái. Lượng xe giao nhận container rỗng, xe chở hàng đóng rút ruột container và xe chở hàng cho các nhà máy tại KCN Cát Lái có xu hướng gia tăng cũng gây áp lực lên các tuyến đường: Nguyễn Thị Định, Lê Phụng Hiểu, Đồng Văn Cống. Ngoài ra, lượng xe ra vào các bãi trên đường vào cảng và tình trạng các phương tiện dừng đậu không đúng quy định trên trục đường Nguyễn Thị Định, đường Lê Phụng Hiểu, cũng ảnh hưởng tới giao thông ở đây.
Nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực, thời gian qua, Sở GTVT TP cùng các đơn vị chức năng đã phối hợp với cảng Cát Lái triển khai một số giải pháp cấp bách như điều phối phương tiện giữa các cổng cảng Cát Lái, tăng cường nhân viên, mở thêm các máng làm thủ tục ra vào cảng tại các khu thủ tục và các làn cổng. Các lực lượng chức năng bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để điều phối phương tiện tại các điểm nóng về giao thông trong và ngoài cảng. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an quận 2, Thanh tra giao thông xử lý nghiêm các trường hợp dừng đậu sai quy định trên các tuyến đường ra vào cảng, đồng thời tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tại khu vực nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường Nguyễn Thị Định, đường Đồng Văn Cống. Bên cạnh đó, cảng Cát Lái đã lắp đặt hệ thống camera giám sát khi có hiện tượng ùn ứ sẽ cảnh báo nhanh đến các đơn vị liên quan để xử lý.
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn kiến nghị, UBND TP ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường kết nối từ cảng ra đường Võ Chí Công, kết nối giao thông đường Võ Chí Công ra xa lộ Hà Nội. Các cơ quan chức năng cần di dời, giải tỏa ngay các bãi sang tải tự phát trên đường Lê Phụng Hiểu và xử lý nghiêm các phương tiện đậu sai quy định ở khu vực này. TP cần triển khai nhanh đối với các công trình phục vụ kết nối trực tiếp giao thông với khu vực cảng.
Triển khai ngay hệ thống giao thông thông minh
Liên quan đến giải pháp giảm ùn tắc giao thông khu vực cảng Cát Lái, Hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế Đại học Quốc gia TPHCM, PGS-TS Hồ Thanh Phong (đơn vị nghiên cứu giải pháp tích hợp vận trù học và công nghệ giao thông thông minh) báo cáo với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân về giải pháp công nghệ điều phối giao thông đã đưa vào vận hành tại hầm sông Sài Gòn và phần mềm điều phối giao thông trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (hệ thống giao thông thông minh). Mục tiêu: thu thập dữ liệu phương tiện lưu thông, mô phỏng giao thông khu vực, giám sát phương tiện lưu thông, đào tạo nhân viên vận hành trung tâm, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu một cách tối ưu nhất so với hệ thống đèn hiện nay. PGS-TS Hồ Thanh Phong kiến nghị TP tiếp tục cho Trường ĐH Quốc tế đưa hệ thống này vào vận hành tại khu vực cảng Cát Lái cũng như giao thông trên toàn hệ thống logistic.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Với thực trạng ùn tắc giao thông như hiện nay không chỉ khu vực cảng Cát Lái mà còn nhiều khu vực khác nữa, nếu không ứng dụng hệ thống giao thông thông minh mà cứ chạy theo các giải pháp công trình như thời gian qua vừa tốn kém vừa kéo dài. Vì vậy, giải pháp ứng dụng giao thông thông minh là hết sức cần thiết và cần triển khai càng sớm càng tốt. Nếu hạ tầng yếu kém mà đưa hệ thống giao thông thông minh vào vận hành thì đỡ khổ hơn, nếu hạ tầng hoàn chỉnh thì càng đỡ khổ hơn nữa. Giải pháp giao thông thông minh càng làm sớm càng có lợi, từ đó TP có cơ sở xây dựng số liệu hiệu quả hơn để điều tiết tình hình giao thông”.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, UBND TP khuyến thích các giải pháp công nghệ thông minh đưa vào ứng dụng. Việc này sau năm 2020 là phải thực hiện xong. UBND TP khẩn trương đưa giải pháp giao thông thông minh vào vận hành nhằm nâng cao năng lực giao thông không chỉ trong khu vực cảng Cát Lái mà phải nhiều khu vực khác nữa. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Sở GTVT sớm nghiệm thu dự án giải pháp giao thông thông minh hầm Sài Gòn và sớm triển khai dự án tiếp theo tại khu vực cảng Cát Lái cũng như khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Trường ĐH Quốc tế chủ động dự toán kinh phí, phối hợp các đơn vị liên quan để thực hiện. Riêng đối với các giải pháp công trình cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch, đường Vành đai 2 phải hoàn thành trong năm 2018, nếu nhà đầu tư không đủ năng lực thì thay đơn vị khác.
Báo cáo nhanh với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại công trình xây dựng cầu vượt nút giao Mỹ Thủy, đại diện Sở GTVT TPHCM cho biết, thời gian qua, mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp xử lý ùn tắc giao thông, nhưng khu vực các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái như xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công, nhất là khu vực vòng xoay Mỹ Thủy) vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của doanh nghiệp, người dân. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, năng lực dự kiến thông qua cảng Cát Lái khoảng 36 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế trong năm 2016, sản lượng hàng đã vượt quy hoạch, đạt 53 triệu tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng hàng cảng Cát Lái đạt 27,2 triệu tấn, tăng 15,24% so với 6 tháng năm 2016. Trung bình có khoảng 17.000 xe/ngày đêm ra vào cảng Cát Lái (có thời điểm lên đến 19.000 - 22.000 xe/ngày đêm), trong khi khả năng thông hành của tuyến đường Nguyễn Thị Định (2 làn ô tô/chiều lưu thông) chỉ đáp ứng được tối đa 15.000 xe/ngày đêm, chưa tính các loại ô tô khác lưu thông. Đã thế, hạ tầng giao thông trong khu vực chưa hoàn chỉnh, các giao cắt chủ yếu là đồng mức (như nút Mỹ Thủy, nút An Phú…), khu vực lại đang trong quá trình triển khai xây dựng nhiều dự án hạ tầng, đô thị… dẫn đến tình hình ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường ra vào cảng Cát Lái. Lượng xe giao nhận container rỗng, xe chở hàng đóng rút ruột container và xe chở hàng cho các nhà máy tại KCN Cát Lái có xu hướng gia tăng cũng gây áp lực lên các tuyến đường: Nguyễn Thị Định, Lê Phụng Hiểu, Đồng Văn Cống. Ngoài ra, lượng xe ra vào các bãi trên đường vào cảng và tình trạng các phương tiện dừng đậu không đúng quy định trên trục đường Nguyễn Thị Định, đường Lê Phụng Hiểu, cũng ảnh hưởng tới giao thông ở đây.
Nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực, thời gian qua, Sở GTVT TP cùng các đơn vị chức năng đã phối hợp với cảng Cát Lái triển khai một số giải pháp cấp bách như điều phối phương tiện giữa các cổng cảng Cát Lái, tăng cường nhân viên, mở thêm các máng làm thủ tục ra vào cảng tại các khu thủ tục và các làn cổng. Các lực lượng chức năng bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để điều phối phương tiện tại các điểm nóng về giao thông trong và ngoài cảng. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an quận 2, Thanh tra giao thông xử lý nghiêm các trường hợp dừng đậu sai quy định trên các tuyến đường ra vào cảng, đồng thời tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tại khu vực nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường Nguyễn Thị Định, đường Đồng Văn Cống. Bên cạnh đó, cảng Cát Lái đã lắp đặt hệ thống camera giám sát khi có hiện tượng ùn ứ sẽ cảnh báo nhanh đến các đơn vị liên quan để xử lý.
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn kiến nghị, UBND TP ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường kết nối từ cảng ra đường Võ Chí Công, kết nối giao thông đường Võ Chí Công ra xa lộ Hà Nội. Các cơ quan chức năng cần di dời, giải tỏa ngay các bãi sang tải tự phát trên đường Lê Phụng Hiểu và xử lý nghiêm các phương tiện đậu sai quy định ở khu vực này. TP cần triển khai nhanh đối với các công trình phục vụ kết nối trực tiếp giao thông với khu vực cảng.
Triển khai ngay hệ thống giao thông thông minh
Liên quan đến giải pháp giảm ùn tắc giao thông khu vực cảng Cát Lái, Hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế Đại học Quốc gia TPHCM, PGS-TS Hồ Thanh Phong (đơn vị nghiên cứu giải pháp tích hợp vận trù học và công nghệ giao thông thông minh) báo cáo với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân về giải pháp công nghệ điều phối giao thông đã đưa vào vận hành tại hầm sông Sài Gòn và phần mềm điều phối giao thông trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (hệ thống giao thông thông minh). Mục tiêu: thu thập dữ liệu phương tiện lưu thông, mô phỏng giao thông khu vực, giám sát phương tiện lưu thông, đào tạo nhân viên vận hành trung tâm, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu một cách tối ưu nhất so với hệ thống đèn hiện nay. PGS-TS Hồ Thanh Phong kiến nghị TP tiếp tục cho Trường ĐH Quốc tế đưa hệ thống này vào vận hành tại khu vực cảng Cát Lái cũng như giao thông trên toàn hệ thống logistic.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Với thực trạng ùn tắc giao thông như hiện nay không chỉ khu vực cảng Cát Lái mà còn nhiều khu vực khác nữa, nếu không ứng dụng hệ thống giao thông thông minh mà cứ chạy theo các giải pháp công trình như thời gian qua vừa tốn kém vừa kéo dài. Vì vậy, giải pháp ứng dụng giao thông thông minh là hết sức cần thiết và cần triển khai càng sớm càng tốt. Nếu hạ tầng yếu kém mà đưa hệ thống giao thông thông minh vào vận hành thì đỡ khổ hơn, nếu hạ tầng hoàn chỉnh thì càng đỡ khổ hơn nữa. Giải pháp giao thông thông minh càng làm sớm càng có lợi, từ đó TP có cơ sở xây dựng số liệu hiệu quả hơn để điều tiết tình hình giao thông”.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, UBND TP khuyến thích các giải pháp công nghệ thông minh đưa vào ứng dụng. Việc này sau năm 2020 là phải thực hiện xong. UBND TP khẩn trương đưa giải pháp giao thông thông minh vào vận hành nhằm nâng cao năng lực giao thông không chỉ trong khu vực cảng Cát Lái mà phải nhiều khu vực khác nữa. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Sở GTVT sớm nghiệm thu dự án giải pháp giao thông thông minh hầm Sài Gòn và sớm triển khai dự án tiếp theo tại khu vực cảng Cát Lái cũng như khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Trường ĐH Quốc tế chủ động dự toán kinh phí, phối hợp các đơn vị liên quan để thực hiện. Riêng đối với các giải pháp công trình cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch, đường Vành đai 2 phải hoàn thành trong năm 2018, nếu nhà đầu tư không đủ năng lực thì thay đơn vị khác.