Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; cải thiện môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh; lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trồng dưa lưới
Việt Nam là xứ sở nông nghiệp nên vấn đề ứng dụng công nghệ sinh học vào hoạt động sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng giá trị cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hiện nay tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật hay công nghệ thông tin đưa vào quản lý sản xuất, kinh doanh đang diễn ra rất nhanh, nếu không chuyển biến, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển. Để đi đến trình độ sản xuất tiên tiến như nhà máy thông minh cần một quá trình phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và con người. Với thế mạnh về sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc - những lĩnh vực có tính đa dạng về sản phẩm, cũng như có tính cá thể hóa cao - là điều kiện thuận lợi để những nhà máy thông minh được ứng dụng và phát huy đặc tính ưu việt. Trong đó, nhà máy thông minh là hệ thống linh hoạt có thể tự phân tích, tối ưu hóa hiệu suất trên một mạng lưới rộng lớn hơn, tự thích nghi và học hỏi những điều kiện mới từ thực tế và tự động chạy toàn bộ quá trình sản xuất. Khả năng phân tích, điều chỉnh và học hỏi từ dữ liệu trong thời gian thực có thể giúp các nhà máy thông minh đáp ứng nhiều hơn, chủ động hơn, tránh thời gian ngừng hoạt động cũng như các thách thức về năng suất. Đây là điều mà các nhà máy truyền thống không thể thực hiện được, hay ngay cả những dây chuyền có mức độ tự động hóa cao cũng chỉ có thể cho ra đời từng lô hàng theo kế hoạch đã định sẵn.