Giám sát chất lượng nước liên tục
Lãnh đạo Sawaco chia sẻ, áp lực về ô nhiễm đối với nguồn nước của 2 con sông Sài Gòn và Đồng Nai ngày càng lớn, trước tình trạng các cơ sở công nghiệp, chăn nuôi xả nước thải chưa được xử lý triệt để. Do đó, quy trình xử lý nguồn nước thô thành nước sạch cũng như việc kiểm tra chất lượng nước trước khi hòa vào mạng là ưu tiên hàng đầu của ngành cấp nước thành phố. Theo Phòng Quản lý chất lượng nước của Sawaco, gần đây đơn vị đã đầu tư kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng nước liên tục để kiểm tra những chỉ tiêu biến động của nguồn nước thô, có ảnh hưởng nhiều đến quá trình xử lý nước (như độ đục, độ dẫn, amoniac, pH, độ mặn). Đặc điểm của các thiết bị này là truyền dữ liệu hàng giờ về phòng và có hệ thống cảnh báo khi có biến động xấu về chất lượng nước.
Ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước, cho biết thêm: “Để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá chất lượng nước, năm 2017, đơn vị đã đầu tư máy sắc ký khối phổ để kiểm tra các chỉ tiêu hữu cơ trong nguồn nước. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng vì nguồn nước thô gần đây bị đe dọa bởi các nhà máy sản xuất thải ra môi trường có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh...”.
Trong năm 2016, Sawaco cũng đã nâng cấp phòng thí nghiệm và được công nhận đạt chuẩn ISO 17025:2005 (tiêu chuẩn quốc tế về phòng thí nghiệm). Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị phân tích hiện đại, như máy phân tích quang phổ để thực hiện các chỉ tiêu hóa lý, hệ thống nuôi cấy và kiểm tra vi sinh (kiểm tra các vi khuẩn có khả năng gây bệnh hiện diện trong nguồn nước).
Không chỉ đầu tư các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, việc kiểm soát chất lượng nước thô đầu vào tại các nhà máy sản xuất nước sạch để cung cấp nước cho Sawaco cũng được quan tâm hàng đầu. Một trong những nhà máy sản xuất nước có công suất lớn (300.000m3/ngày) bơm vào hệ thống cấp nước chung của TPHCM là Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3. Chính thức phát nước vào đầu năm 2016, Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3 được vận hành trên hệ thống thiết bị hoàn toàn tự động, điều khiển bằng hệ thống Scada. Theo lãnh đạo Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3, đây là dự án cấp nước lớn đầu tiên của thành phố áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến của CHLB Đức. Trong đó, công nghệ lắng đứng là công nghệ tiên tiến trên thế giới, vừa tiết kiệm diện tích bể lắng vừa giúp lắng nhanh để tách bông cặn trong nước thô. Bộ phận kỹ thuật của nhà máy cũng nhận định, với thiết bị hoàn toàn tự động nên chỉ cần 30 nhân viên tham gia quy trình vận hành, tiết kiệm một nửa nhân công so với các nhà máy vận hành theo công nghệ cũ.
Quan trắc trực tiếp
Phòng Kỹ thuật công nghệ của Sawaco cho biết, chất lượng nước trên mạng lưới được đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT). Công nghệ xử lý chính tại các nhà máy cung cấp nước sạch cho Sawaco là công nghệ xử lý nước điển hình với các công đoạn: Keo tụ tạo bông, lắng, lọc để loại bỏ các thành phần tạp chất, làm sạch nước đảm bảo đạt chuẩn quy định. Trước khi đưa nước vào hệ thống mạng lưới cấp nước cho người sử dụng, nước được châm bổ sung tác nhân khử trùng để diệt khuẩn và đảm bảo dư lượng theo quy định để không bị tái nhiễm trên mạng lưới.
Các nhà máy nước cũng được trang bị quan trắc trực tiếp chất lượng nước ở các công đoạn để kiểm soát chất lượng. Chất lượng nước sạch trên mạng lưới cũng được kiểm soát chặt chẽ thông qua trạm quan trắc trực tiếp và việc lấy mẫu đánh giá định kỳ của Sawaco được cơ quan quản lý nhà nước giám sát độc lập định kỳ như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3).
Theo ông Bùi Thanh Giang, Phó Tổng giám đốc Sawaco, Sawaco đang triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cấp nước và phần mềm thủy lực WaterGEMS trong vận hành mạng lưới cấp nước TP. Việc ứng dụng hệ thống GIS vào hệ thống cấp nước thành phố góp phần nâng cao năng lực quản lý tài sản trên mạng lưới cấp nước; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo hướng tập trung; tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, truy xuất, khai thác sử dụng các nguồn dữ liệu phục vụ công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Hiện nay, hệ thống đang trong giai đoạn hoàn thiện và khi được đưa vào sử dụng sẽ phát huy hiệu quả trong quản lý vận hành hệ thống cấp nước theo hướng hiện đại, góp phần thay đổi bộ mặt và trình độ quản lý vận hành của Sawaco.
Lãnh đạo Sawaco chia sẻ, áp lực về ô nhiễm đối với nguồn nước của 2 con sông Sài Gòn và Đồng Nai ngày càng lớn, trước tình trạng các cơ sở công nghiệp, chăn nuôi xả nước thải chưa được xử lý triệt để. Do đó, quy trình xử lý nguồn nước thô thành nước sạch cũng như việc kiểm tra chất lượng nước trước khi hòa vào mạng là ưu tiên hàng đầu của ngành cấp nước thành phố. Theo Phòng Quản lý chất lượng nước của Sawaco, gần đây đơn vị đã đầu tư kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng nước liên tục để kiểm tra những chỉ tiêu biến động của nguồn nước thô, có ảnh hưởng nhiều đến quá trình xử lý nước (như độ đục, độ dẫn, amoniac, pH, độ mặn). Đặc điểm của các thiết bị này là truyền dữ liệu hàng giờ về phòng và có hệ thống cảnh báo khi có biến động xấu về chất lượng nước.
Ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước, cho biết thêm: “Để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá chất lượng nước, năm 2017, đơn vị đã đầu tư máy sắc ký khối phổ để kiểm tra các chỉ tiêu hữu cơ trong nguồn nước. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng vì nguồn nước thô gần đây bị đe dọa bởi các nhà máy sản xuất thải ra môi trường có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh...”.
Trong năm 2016, Sawaco cũng đã nâng cấp phòng thí nghiệm và được công nhận đạt chuẩn ISO 17025:2005 (tiêu chuẩn quốc tế về phòng thí nghiệm). Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị phân tích hiện đại, như máy phân tích quang phổ để thực hiện các chỉ tiêu hóa lý, hệ thống nuôi cấy và kiểm tra vi sinh (kiểm tra các vi khuẩn có khả năng gây bệnh hiện diện trong nguồn nước).
Không chỉ đầu tư các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, việc kiểm soát chất lượng nước thô đầu vào tại các nhà máy sản xuất nước sạch để cung cấp nước cho Sawaco cũng được quan tâm hàng đầu. Một trong những nhà máy sản xuất nước có công suất lớn (300.000m3/ngày) bơm vào hệ thống cấp nước chung của TPHCM là Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3. Chính thức phát nước vào đầu năm 2016, Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3 được vận hành trên hệ thống thiết bị hoàn toàn tự động, điều khiển bằng hệ thống Scada. Theo lãnh đạo Nhà máy nước BOO Thủ Đức 3, đây là dự án cấp nước lớn đầu tiên của thành phố áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến của CHLB Đức. Trong đó, công nghệ lắng đứng là công nghệ tiên tiến trên thế giới, vừa tiết kiệm diện tích bể lắng vừa giúp lắng nhanh để tách bông cặn trong nước thô. Bộ phận kỹ thuật của nhà máy cũng nhận định, với thiết bị hoàn toàn tự động nên chỉ cần 30 nhân viên tham gia quy trình vận hành, tiết kiệm một nửa nhân công so với các nhà máy vận hành theo công nghệ cũ.
Quan trắc trực tiếp
Phòng Kỹ thuật công nghệ của Sawaco cho biết, chất lượng nước trên mạng lưới được đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT). Công nghệ xử lý chính tại các nhà máy cung cấp nước sạch cho Sawaco là công nghệ xử lý nước điển hình với các công đoạn: Keo tụ tạo bông, lắng, lọc để loại bỏ các thành phần tạp chất, làm sạch nước đảm bảo đạt chuẩn quy định. Trước khi đưa nước vào hệ thống mạng lưới cấp nước cho người sử dụng, nước được châm bổ sung tác nhân khử trùng để diệt khuẩn và đảm bảo dư lượng theo quy định để không bị tái nhiễm trên mạng lưới.
Các nhà máy nước cũng được trang bị quan trắc trực tiếp chất lượng nước ở các công đoạn để kiểm soát chất lượng. Chất lượng nước sạch trên mạng lưới cũng được kiểm soát chặt chẽ thông qua trạm quan trắc trực tiếp và việc lấy mẫu đánh giá định kỳ của Sawaco được cơ quan quản lý nhà nước giám sát độc lập định kỳ như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3).
Theo ông Bùi Thanh Giang, Phó Tổng giám đốc Sawaco, Sawaco đang triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cấp nước và phần mềm thủy lực WaterGEMS trong vận hành mạng lưới cấp nước TP. Việc ứng dụng hệ thống GIS vào hệ thống cấp nước thành phố góp phần nâng cao năng lực quản lý tài sản trên mạng lưới cấp nước; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo hướng tập trung; tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, truy xuất, khai thác sử dụng các nguồn dữ liệu phục vụ công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Hiện nay, hệ thống đang trong giai đoạn hoàn thiện và khi được đưa vào sử dụng sẽ phát huy hiệu quả trong quản lý vận hành hệ thống cấp nước theo hướng hiện đại, góp phần thay đổi bộ mặt và trình độ quản lý vận hành của Sawaco.
Ông Bùi Thanh Giang cho biết, phần mềm thủy lực là công cụ quan trọng được sử dụng để tính toán thiết kế, kiểm tra, mô phỏng chế độ vận hành của hệ thống cấp nước, phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng, quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước và phân tích hoạt động của hệ thống cấp nước phục vụ công tác quản lý vận hành. Qua nghiên cứu sử dụng các phần mềm thủy lực hiện có (như EPANET, WaterCad, H2OMAP, WaterGEMS…), Sawaco lựa chọn sử dụng phần mềm thủy lực WaterGEMS với nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt là khả năng tích hợp trên nền GIS. Trong tương lai, cùng với SAWAGIS, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), phần mềm thủy lực WaterGEMS sẽ là một trong những hợp phần quan trọng của Hệ thống quản lý vận hành tổng thể, giúp Sawaco triển khai công tác quản lý vận hành, quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước một cách chặt chẽ, tối ưu cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.