Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phục vụ người dân khi sắp xếp bộ máy

Dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện, quy mô dân số, diện tích, chức năng nhiệm vụ chính quyền cấp xã sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.

Việc ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số, đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến không địa giới hành chính được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của chính quyền cơ sở.

#1d.jpg
Công chức UBND phường An Phú Đông, quận 12, TPHCM giải quyết hồ sơ cho người dân. Ảnh: NGÔ BÌNH

Xây dựng chính quyền số

Tại cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên ngày 28-3, Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin, dự kiến không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã/phường.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, qua tham khảo trên thế giới thì có khoảng 80% các nước có mô hình chính quyền 3 cấp. Trong đó, cấp xã là cấp quan trọng nhất vì là nơi gần dân nhất, nơi triển khai tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đề cập đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều chuyên gia bày tỏ đồng tình với việc không tổ chức chính quyền cấp huyện. Song, để chính quyền cấp xã giải quyết tốt hơn công việc của người dân, nhất là khi dân số, diện tích tăng lên, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện là yêu cầu bắt buộc.

TS Bùi Quang Tiến, Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, nhận định, việc bỏ cấp hành chính trung gian giúp tăng tốc độ ra quyết định và cải thiện hiệu quả điều hành. Điều này là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số khi nhiều thủ tục hành chính có thể xử lý trực tuyến mà không cần qua cấp trung gian.

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TPHCM thì cho rằng, yếu tố quan trọng nhất trong tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là trình độ phát triển CNTT. Hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang phát triển mạnh mẽ, cho phép giao tiếp trực tiếp từ cấp tỉnh đến cơ sở một cách thuận lợi.

Khi không tổ chức cấp huyện, cấp xã sẽ tăng quy mô, công việc, theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, không thể tăng số cán bộ, công chức vì đang tinh gọn bộ máy, nhưng có thể tăng thêm thiết bị công nghệ số theo cách lập nhiều nhóm zalo, mỗi nhóm khoảng 100 hộ, theo từng cụm dân cư, tương đương như tổ dân phố trước đây để giao tiếp trực tuyến hai chiều với người dân.

Cùng quan điểm, TS Trà Văn Trung, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) phân tích, trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, việc xây dựng hệ thống CNTT hiện đại là yếu tố then chốt giúp chính quyền địa phương quản lý và điều hành hiệu quả hơn.

Khi bỏ cấp huyện, ứng dụng CNTT giúp kết nối trực tiếp cấp tỉnh và cấp xã, giảm độ trễ trong xử lý công việc, tăng tính minh bạch và hiệu suất công việc. Như vậy, hệ thống CNTT phải được triển khai đồng bộ, bao gồm dịch vụ công trực tuyến, liên thông dữ liệu… Khi thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến vừa giảm áp lực cho bộ máy vừa nâng chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trang bị kỹ năng số cho cán bộ

Theo TS Trà Văn Trung, khi không tổ chức cấp huyện, khối lượng công việc cấp xã sẽ tăng lên, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có kỹ năng quản lý tốt, sử dụng công nghệ thành thạo và giải quyết công việc hiệu quả.

Do đó, cần tổ chức các chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính, lập kế hoạch và xử lý tình huống. Đồng thời, đào tạo chuyên sâu về CNTT là điều bắt buộc giúp cán bộ có thể sử dụng thành thạo hệ thống quản lý trực tuyến, dữ liệu điện tử và dịch vụ công trên môi trường số.

&3b.jpg
Công chức, viên chức UBND phường 1, quận Gò Vấp, TPHCM giải quyết hồ sơ cho người dân

Nhận định ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số là xu thế tất yếu, TS Hồ Ngọc Đăng, Học viện Cán bộ TPHCM, cho rằng, chính quyền số sẽ kết nối, vận hành thông suốt các phần mềm quản lý tác nghiệp, mở rộng việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và không bị hạn chế địa giới hành chính. Chính quyền số cũng sẽ tạo minh bạch và điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chính quyền địa phương.

Theo chuyên gia, để xây dựng chính quyền số gắn với công nghệ số đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cần nâng cao năng lực, trình độ, sử dụng thành thạo CNTT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.

Để chính quyền cấp xã vận hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn sau khi sắp xếp, TS Bùi Quang Tiến đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề cơ bản về nhân lực, công nghệ, quy trình thủ tục. Trong đó, cán bộ cấp xã phải được trang bị, có chứng chỉ chuyên môn cũng như thành thạo vi tính, những phần mềm có liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Mỗi xã nên có một chuyên viên phụ trách về CNTT để giải quyết các vấn đề về số hóa, bảo mật, lưu trữ, thông tin liên lạc.

Trong khi đó, TS Lê Xuân Hậu, Học viện Chính trị Khu vực II, đề xuất cần tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý hành chính cho cán bộ cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời xây dựng lộ trình đào tạo dài hạn giúp cán bộ, công chức thường xuyên cập nhật kiến thức mới.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 1-4, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trở thành một nhiệm vụ liên tục và đến nay vẫn là nhiệm vụ cấp bách. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Ngọc Thủy (ảnh), Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo trao đổi tại hội thảo.

Cấp cơ sở nên là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có đầy đủ HĐND, UBND

Tham luận và thảo luận tại hội thảo "Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: từ thực tiễn TPHCM" chiều 28-3, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để vận hành bộ máy chính quyền hai cấp.

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Ban Tổ chức hội thảo mong muốn tiếp nhận được các đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn để vừa thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương trên tại TPHCM, vừa đảm bảo tính phù hợp, bền vững, để thành phố thực hiện vai trò, sứ mệnh “TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM”.

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 27-3, Quận ủy Quận 12 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, lãnh đạo Quận 12 thông tin về đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương. Theo đó, quận đề xuất hai phương án sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ngày 26-3, Thành ủy TP Thủ Đức tổ chức hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thủ Đức. Tại hội nghị, lãnh đạo TP Thủ Đức đã thông tin về các phương án sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chỉ đạo của TPHCM. Theo đó, TP Thủ Đức đề xuất hai phương án sắp xếp.

Mở rộng quy mô cấp xã: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ

Mở rộng quy mô cấp xã: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ

Dự kiến sau khi sắp xếp, cả nước sẽ không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 70% số lượng và tăng quy mô, nhiệm vụ cấp xã. Bày tỏ đồng thuận với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bỏ cấp trung gian, song nhiều chuyên gia đề nghị, khi tăng trách nhiệm, quyền hạn cấp xã, đồng nghĩa chuyên môn, trình độ của cán bộ cấp xã phải ngang tầm nhiệm vụ.