UBND TPHCM trình dự thảo đề án phát triển hệ thống metro

Chiều 4-6, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, UBND TPHCM trình Ban cán sự đảng UBND TP Đề án phát triển Hệ thống Đường sắt đô thị TPHCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị và dự thảo Tờ trình của Ban cán sự đảng UBND TPHCM trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy.

z5305337390322_fee72fb1409434be9a5bcb2b86959200.jpg
Đến năm 2035, TPHCM xây dựng hoàn thành khoảng 183km metro. Ảnh: QUỐC HÙNG

Theo tờ trình, mục tiêu đến năm 2035, xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt đô thị (loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn, tần suất cao). Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 1 (40,8km/40,8km); tuyến đường sắt đô thị số 2 (20,22km/62,8km); tuyến đường sắt đô thị số 3 (29,53km/62,17km); tuyến đường sắt đô thị số 4 (36,82km/43,4km); tuyến đường sắt đô thị số 5 (32,5km/53,87km); tuyến đường sắt đô thị số 6 (22,85km/53,8km).

Đến năm 2045, xây dựng thêm khoảng 168,36km để hoàn thiện 7 tuyến đường sắt đô thị (theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060), nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 351,08km. Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 2 (42,58km); tuyến đường sắt đô thị số 3 (32,64km); tuyến đường sắt đô thị số 4 (6,58km); tuyến đường sắt đô thị số 5 (21,37km); tuyến đường sắt đô thị số 6 (30,95km); tuyến đường sắt đô thị số 7 (51,23km).

Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị số 8, số 9, số 10 (theo dự thảo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060), nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 510,02km. Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 8 (42,8km); tuyến đường sắt đô thị số 9 (28,3km); tuyến đường sắt đô thị số 10 (87,84km).

Để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TPHCM, cần thiết phải xây dựng và trình cấp thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mang tính đột phá. Qua trao đổi với các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội, Tổ công tác xây dựng đề án đã hoàn thiện các nhóm cơ chế chính sách trong đề án, gồm 6 nhóm với 28 cơ chế; trong đó có 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội và 11 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục