Tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam xếp thứ 90/185 quốc gia

Gánh nặng ung thư tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm, và điều đáng quan ngại hiện nay là bệnh nhân ung thư đang có xu hướng trẻ hóa.

Ngày 25-8, tại TP Huế, Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư.

Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 600 đại biểu, trong đó có hơn 30 chuyên gia, báo cáo viên, giảng viên quốc tế đến từ các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), Hội Ung thư vú Đông Nam Á (SEABCS) và các quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Canada, Chile, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan…

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Bệnh ung thư là nhóm bệnh lý không lây nhiễm nhưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế và toàn xã hội. Gánh nặng ung thư tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm, và điều đáng quan ngại hiện nay là bệnh nhân ung thư đang có xu hướng trẻ hóa.

Theo GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mới ung thư xếp thứ 90/185 quốc gia và tỷ lệ tử vong do ung thư xếp thứ 50/185 quốc gia. Ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Hiện có hơn 350.000 người Việt Nam đang sống với bệnh ung thư.

Tại một nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Huế về các ung thư vùng đầu - cổ được chẩn đoán ở giai đoạn 2010-2020, tỷ lệ bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi là 11,2%, tăng gần gấp đôi so với số liệu 10 năm trước đó.

Điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế

Điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, sự phát triển của xã hội cùng những tiến bộ y học vượt bậc, ung thư không còn là nỗi sợ hãi và ám ảnh bởi bệnh ung thư có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời và nhờ những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị.

"Ngày càng nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi hoàn toàn. Chẩn đoán và điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay đã tiếp cận được những tiến bộ về công nghệ trên thế giới", GS.TS Phạm Như Hiệp nói.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chính phủ vừa ban hành Quyết định 841/QĐ-TTg ngày 14-7-2023, cập nhật Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, theo đó mục tiêu giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tích cực tham gia và thúc đẩy triển khai mạnh mẽ các hoạt động trong khuôn khổ các Chiến lược toàn cầu, đặc biệt đối với những bệnh ung thư có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp…

Hội nghị còn tổ chức tập huấn điều trị ung thư đa chuyên khoa thông qua việc cập nhật những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, ung thư đầu - cổ, ung thư hệ tạo huyết. Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển ung thư Nhi (phẫu thuật ung thư nhi khoa và ghép tủy) và những vấn đề điều dưỡng ung thư.

Cùng với đó, diễn đàn bệnh nhân ung thư Việt Nam cũng được tổ chức, nhằm kết nối các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành lĩnh vực ung bướu của Việt Nam và trên thế giới về chia sẻ cùng bệnh nhân tại Việt Nam. Qua đó, tạo cầu nối cung cấp thông tin chính xác, tiến bộ, và gắn kết cộng đồng bệnh nhân cùng nhau lan tỏa tinh thần lạc quan, yêu đời.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ CKI Lê Thị Thúy Uyên, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tư vấn cho một bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Ảnh: KIM HUYỀN

Hội chứng “não cá vàng” ở người trẻ

Ra ngoài nhưng không nhớ đã khóa cửa phòng hay chưa, bỗng dưng quên mình cần làm gì, nói gì... những câu chuyện tưởng chừng vui đùa này lại đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Hội chứng “não cá vàng” (suy giảm trí nhớ) không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Tiêm vaccine sởi đầy đủ cho trẻ em nhằm phòng ngừa dịch sởi

Cả nước chỉ còn 1 địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi

Chiều 4-4, Bộ Y tế có thông cáo báo chí về kết quả triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố gồm; TPHCM, Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu không nằm trong chiến dịch do đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng từ năm 2024 và đợt 1 năm 2025).

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.

Ảnh minh họa

Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân

K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn. 

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.