Trong thời gian gần đây, nhiều quy định pháp luật về ATTP đã được các cơ quan nhà nước (Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế) ban hành, phổ biến và chính quyền địa phương (quận, huyện) quản lý. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đã tự chịu trách nhiệm về thực hiện các chính sách pháp luật. Trong việc triển khai thực hiện các chính sách pháp luật thì công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện giữ vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ và làm theo các quy định của pháp luật và đạo đức nhằm có cuộc sống văn minh, an toàn.
Các phương pháp triển khai như:
Công tác tuyên truyền với nội dung ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, dễ tiếp thu nhắm đến quảng đại quần chúng nhân dân.
Công tác giáo dục những kiến thức có hệ thống từ thấp đến cao nhằm vào các đối tượng có cùng điều kiện hoặc trình độ nhận thức như người sản xuất kinh doanh trực tiếp với thực phẩm, học sinh, người nội trợ…
Công tác huấn luyện nhằm vào những người có chuyên môn về ATTP được đào tạo ở các trình độ khác nhau.
Các phương pháp này phải thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, phù hợp với các đối tượng, trình độ dân trí, cụ thể để người dân có thể mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm. Tận dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm để tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp quần chúng. Kết hợp các chương trình về ATTP vào sinh hoạt cộng đồng xã hội (hội họp đoàn thể); tổ chức nhiều đợt trao đổi, trình diễn, lễ hội, tập huấn giao lưu về các đề tài liên quan. Các thông tin này cần được tăng cường phổ biến ở các địa điểm đông dân cư như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
GS - TS LƯU DUẨN
(Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thực phẩm Việt Nam)
Các phương pháp triển khai như:
Công tác tuyên truyền với nội dung ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, dễ tiếp thu nhắm đến quảng đại quần chúng nhân dân.
Công tác giáo dục những kiến thức có hệ thống từ thấp đến cao nhằm vào các đối tượng có cùng điều kiện hoặc trình độ nhận thức như người sản xuất kinh doanh trực tiếp với thực phẩm, học sinh, người nội trợ…
Công tác huấn luyện nhằm vào những người có chuyên môn về ATTP được đào tạo ở các trình độ khác nhau.
Các phương pháp này phải thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, phù hợp với các đối tượng, trình độ dân trí, cụ thể để người dân có thể mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm. Tận dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm để tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp quần chúng. Kết hợp các chương trình về ATTP vào sinh hoạt cộng đồng xã hội (hội họp đoàn thể); tổ chức nhiều đợt trao đổi, trình diễn, lễ hội, tập huấn giao lưu về các đề tài liên quan. Các thông tin này cần được tăng cường phổ biến ở các địa điểm đông dân cư như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
GS - TS LƯU DUẨN
(Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thực phẩm Việt Nam)