Rất nhiều câu hỏi đã được các trường đưa ra tại buổi thảo luận sau khi chạy thử phần mềm xét tuyển, nhưng được Bộ GD-ĐT và Viettel trả lời “không thể làm được, các thầy phải làm bằng tay, phần mềm chưa thể làm được”. Do đó, các trường sau khi tập huấn càng thấy rối với phần mềm xét tuyển chung và quy trình lọc thí sinh “ảo”.
Phần mềm xét tuyển chưa ổn
Tại buổi thảo luận góp ý phần mềm xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 do Bộ GD-ĐT tổ chức, đại diện Trường ĐH Kinh tế TPHCM đặt câu hỏi: Trường có 40.000 thí sinh đăng ký với tổng số nguyện vọng (NV) là 46.000 NV. Tuy nhiên, qua tập huấn thực tế gần 2 ngày, khi vào phần mềm để chạy thì bị đứng, không chạy được là vì sao? Đại diện Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng cho biết: Trường có 20.000 thí sinh đăng ký với khoảng 46.000 NV và khi vào chạy phần mềm thì cũng bị “đứng” giống như hiện tượng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Đại diện Viettel trả lời: “Do bên Viettel mới tập trung chạy thử để thông phần mềm nên chưa tập trung chạy nhanh. Có gì để bên Viettel lưu ý với các trường và chắc chắn sắp tới phần mềm sẽ chạy mạnh hơn”.
Đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM nêu: Trường có ngành xét đến 4 tổ hợp và trong đó 2 tổ hợp có môn chính nhân hệ số, 2 tổ hợp còn lại không nhân hệ số. Vì vậy có cách nào nhờ các anh tách thành 2 mã riêng để thuận lợi cho xét tuyển được không? Đây cũng là câu hỏi mà đại diện của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) đặt vấn đề. Đại diện Viettel và Bộ GD-ĐT trả lời: “Cái này giờ không thể làm được, các thầy phải tự làm bằng tay thôi!”.
Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt phản ánh: “Trường chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu trong tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, khi xử lý dữ liệu đăng ký có rất nhiều thí sinh ngoài tỉnh đăng ký xét tuyển vào trường. Trường tìm cách thông báo cho thí sinh nhưng không có thông tin để liên hệ. Nếu để vậy thì rất thiệt thòi cho các em. Vậy bộ có cách nào lọc ra những thí sinh này để điều chỉnh cho các em không?”. Trả lời câu hỏi này, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết phần mềm chưa xử lý được vần đề này. Nếu xử lý không kịp thì trường có thể loại thí sinh này ra khỏi danh sách thí sinh đăng ký bằng tay.
Đại diện Trường ĐH Đà Lạt phản ánh tiếp: “Qua tập huấn và chạy thử phần mềm thì phần mềm không có phần điểm sàn dành cho thí sinh khu vực “3 tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ)”. Bộ GD-ĐT và Viettel đều thừa nhận: “Đúng là phần mềm xét tuyển chung chưa có nội dung này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vào năm sau. Do đó, nhờ các thầy xử lý bằng thủ công”...
Lọc ảo sẽ phá sản?
PGS-TS Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD-ĐT, cho biết: Năm 2017, các trường sử dụng cơ sở dữ liệu chung, phần mềm chung để lọc thí sinh ảo nên trường nào không nắm kỹ quy trình và lịch xét tuyển sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. Chỉ cần có trường không gửi dữ liệu lên hệ thống thì kết quả lọc thí sinh ảo cũng sẽ ảnh hưởng. Những thí sinh trúng tuyển, sau khi nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT xác nhận nhập học thì sẽ bị khóa dữ liệu và không thể tham gia xét tuyển ở trường khác.
Hiện Bộ GD-ĐT thành lập 2 nhóm lọc thí sinh ảo trên cả nước. Nhóm trường phía Bắc có 52 trường và nhóm trường phía Nam có 72 trường. Kết quả tập huấn tại phía Bắc vừa thực hiện cho thấy, có trường sau khi chạy lọc thí sinh ảo thì kết quả vượt chỉ tiêu lên đến 200%. Trong khi đó, kết thúc quá trình tập huấn chạy trên dữ liệu với tổng số 660.000 NV đăng ký thì phía Nam có 5 trường kết quả 3 lần lọc thí sinh ảo có kết quả vượt chỉ tiêu từ 200% - 500%.
Nhiều trường tỏ ra lo lắng và cho rằng phần mềm lọc thí sinh ảo của Bộ GD-ĐT sẽ có nguy cơ phá sản vì những lý do: giữa các trường trong nhóm xét tuyển chung và những trường ngoài nhóm chỉ cần không trung thực thì lọc ảo cũng sẽ cho kết quả sai; thông tin xét tuyển thẳng và kết quả xét tuyển học bạ nếu các trường cung cấp không đầy đủ thí sinh trúng tuyển thì lọc thí sinh ảo cũng không chính xác; kinh nghiệm các trường cho thấy họ không bao giờ gọi 100% thí sinh trúng tuyển mà phải gọi từ 120%-140% thì mới mong nhập học đủ 100%. Vì vậy, chỉ cần các trường nâng thí sinh trúng tuyển lên một chút để chống ảo thì tỷ lệ ảo cả nước sẽ tăng lên rất nhiều lần. Chính vì vậy, các trường cho rằng phải khống chế chỉ tiêu thật chặt để tránh việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Phần mềm xét tuyển chưa ổn
Tại buổi thảo luận góp ý phần mềm xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 do Bộ GD-ĐT tổ chức, đại diện Trường ĐH Kinh tế TPHCM đặt câu hỏi: Trường có 40.000 thí sinh đăng ký với tổng số nguyện vọng (NV) là 46.000 NV. Tuy nhiên, qua tập huấn thực tế gần 2 ngày, khi vào phần mềm để chạy thì bị đứng, không chạy được là vì sao? Đại diện Trường ĐH Công nghệ TPHCM cũng cho biết: Trường có 20.000 thí sinh đăng ký với khoảng 46.000 NV và khi vào chạy phần mềm thì cũng bị “đứng” giống như hiện tượng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Đại diện Viettel trả lời: “Do bên Viettel mới tập trung chạy thử để thông phần mềm nên chưa tập trung chạy nhanh. Có gì để bên Viettel lưu ý với các trường và chắc chắn sắp tới phần mềm sẽ chạy mạnh hơn”.
Đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM nêu: Trường có ngành xét đến 4 tổ hợp và trong đó 2 tổ hợp có môn chính nhân hệ số, 2 tổ hợp còn lại không nhân hệ số. Vì vậy có cách nào nhờ các anh tách thành 2 mã riêng để thuận lợi cho xét tuyển được không? Đây cũng là câu hỏi mà đại diện của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) đặt vấn đề. Đại diện Viettel và Bộ GD-ĐT trả lời: “Cái này giờ không thể làm được, các thầy phải tự làm bằng tay thôi!”.
Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt phản ánh: “Trường chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu trong tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, khi xử lý dữ liệu đăng ký có rất nhiều thí sinh ngoài tỉnh đăng ký xét tuyển vào trường. Trường tìm cách thông báo cho thí sinh nhưng không có thông tin để liên hệ. Nếu để vậy thì rất thiệt thòi cho các em. Vậy bộ có cách nào lọc ra những thí sinh này để điều chỉnh cho các em không?”. Trả lời câu hỏi này, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết phần mềm chưa xử lý được vần đề này. Nếu xử lý không kịp thì trường có thể loại thí sinh này ra khỏi danh sách thí sinh đăng ký bằng tay.
Đại diện Trường ĐH Đà Lạt phản ánh tiếp: “Qua tập huấn và chạy thử phần mềm thì phần mềm không có phần điểm sàn dành cho thí sinh khu vực “3 tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ)”. Bộ GD-ĐT và Viettel đều thừa nhận: “Đúng là phần mềm xét tuyển chung chưa có nội dung này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vào năm sau. Do đó, nhờ các thầy xử lý bằng thủ công”...
Lọc ảo sẽ phá sản?
PGS-TS Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD-ĐT, cho biết: Năm 2017, các trường sử dụng cơ sở dữ liệu chung, phần mềm chung để lọc thí sinh ảo nên trường nào không nắm kỹ quy trình và lịch xét tuyển sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. Chỉ cần có trường không gửi dữ liệu lên hệ thống thì kết quả lọc thí sinh ảo cũng sẽ ảnh hưởng. Những thí sinh trúng tuyển, sau khi nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT xác nhận nhập học thì sẽ bị khóa dữ liệu và không thể tham gia xét tuyển ở trường khác.
Hiện Bộ GD-ĐT thành lập 2 nhóm lọc thí sinh ảo trên cả nước. Nhóm trường phía Bắc có 52 trường và nhóm trường phía Nam có 72 trường. Kết quả tập huấn tại phía Bắc vừa thực hiện cho thấy, có trường sau khi chạy lọc thí sinh ảo thì kết quả vượt chỉ tiêu lên đến 200%. Trong khi đó, kết thúc quá trình tập huấn chạy trên dữ liệu với tổng số 660.000 NV đăng ký thì phía Nam có 5 trường kết quả 3 lần lọc thí sinh ảo có kết quả vượt chỉ tiêu từ 200% - 500%.
Nhiều trường tỏ ra lo lắng và cho rằng phần mềm lọc thí sinh ảo của Bộ GD-ĐT sẽ có nguy cơ phá sản vì những lý do: giữa các trường trong nhóm xét tuyển chung và những trường ngoài nhóm chỉ cần không trung thực thì lọc ảo cũng sẽ cho kết quả sai; thông tin xét tuyển thẳng và kết quả xét tuyển học bạ nếu các trường cung cấp không đầy đủ thí sinh trúng tuyển thì lọc thí sinh ảo cũng không chính xác; kinh nghiệm các trường cho thấy họ không bao giờ gọi 100% thí sinh trúng tuyển mà phải gọi từ 120%-140% thì mới mong nhập học đủ 100%. Vì vậy, chỉ cần các trường nâng thí sinh trúng tuyển lên một chút để chống ảo thì tỷ lệ ảo cả nước sẽ tăng lên rất nhiều lần. Chính vì vậy, các trường cho rằng phải khống chế chỉ tiêu thật chặt để tránh việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu.