Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, trong số 21 tập đoàn, tổng công ty dự kiến chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, có 20 tập đoàn, tổng công ty báo cáo sơ bộ về tổng tài sản, nắm giữ vốn Nhà nước (chưa có báo cáo quyết toán...), còn 1 doanh nghiệp là SCIC chưa có báo cáo. Theo đó, tổng tài sản của 20 tập đoàn, tổng công ty này là trên 1,6 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu Nhà nước là khoảng 800.000 tỷ đồng. Vừa qua, khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng thành công ở Lọc Hóa dầu Bình Sơn, PVOil, PVPower và khi SCIC tiếp nhận chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp và thực hiện chế độ báo cáo thì tổng tài sản và vốn Nhà nước sẽ còn tăng lên. Số liệu trên cũng chưa bao gồm tổng tài sản và vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh...
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, qua rà soát lại cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các bộ để xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ủy ban, sẽ có 5 bộ không tiếp tục duy trì Vụ Đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Riêng Bộ Xây dựng sẽ vẫn giữ lại Vụ Quản lý doanh nghiệp vì Bộ Xây dựng không có doanh nghiệp nào chuyển giao về ủy ban. Tuy nhiên, vụ này cũng chỉ tồn tại cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và chuyển đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC.
Một nội dung quan trọng được Tổ công tác tập trung thảo luận là lựa chọn nhân sự, cán bộ cho ủy ban trong thời gian tới. Theo Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, công việc này phải được thực hiện minh bạch, bảo đảm tuyển chọn được người tài trong quản lý, phát triển khối tài sản, vốn của Nhà nước trong đầu tư, kinh doanh. Ủy ban sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về tiêu chí quản lý doanh nghiệp trực thuộc ủy ban, quản lý cán bộ trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tập trung, chủ động tuyển chọn, đề xuất lên Chủ tịch Ủy ban danh sách cán bộ chất lượng cao của bộ, ngành, lĩnh vực để quyết định. Danh sách cán bộ phải cụ thể, chi tiết về tên tuổi, nghiệp vụ, năng lực. Chủ tịch Ủy ban cần xây dựng Đề án tuyển chọn cán bộ công chức, gắn với vị trí việc làm. Trước mắt, với các chức danh phó chủ tịch Ủy ban, Phó Thủ tướng đưa ra yêu cầu mỗi Phó Chủ tịch có chuyên môn sâu ở mỗi lĩnh vực tương ứng và phải được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, qua rà soát lại cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các bộ để xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ủy ban, sẽ có 5 bộ không tiếp tục duy trì Vụ Đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Riêng Bộ Xây dựng sẽ vẫn giữ lại Vụ Quản lý doanh nghiệp vì Bộ Xây dựng không có doanh nghiệp nào chuyển giao về ủy ban. Tuy nhiên, vụ này cũng chỉ tồn tại cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và chuyển đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC.
Một nội dung quan trọng được Tổ công tác tập trung thảo luận là lựa chọn nhân sự, cán bộ cho ủy ban trong thời gian tới. Theo Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, công việc này phải được thực hiện minh bạch, bảo đảm tuyển chọn được người tài trong quản lý, phát triển khối tài sản, vốn của Nhà nước trong đầu tư, kinh doanh. Ủy ban sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về tiêu chí quản lý doanh nghiệp trực thuộc ủy ban, quản lý cán bộ trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tập trung, chủ động tuyển chọn, đề xuất lên Chủ tịch Ủy ban danh sách cán bộ chất lượng cao của bộ, ngành, lĩnh vực để quyết định. Danh sách cán bộ phải cụ thể, chi tiết về tên tuổi, nghiệp vụ, năng lực. Chủ tịch Ủy ban cần xây dựng Đề án tuyển chọn cán bộ công chức, gắn với vị trí việc làm. Trước mắt, với các chức danh phó chủ tịch Ủy ban, Phó Thủ tướng đưa ra yêu cầu mỗi Phó Chủ tịch có chuyên môn sâu ở mỗi lĩnh vực tương ứng và phải được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.