Dự và cắt băng khai trương có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Bùi Xuân Cường; cùng các sở ban ngành, quận, huyện và hàng trăm người dân trên địa bàn TP.
Tại lễ khai trương, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, Trần Kim Toản - Chủ đầu tư dự án tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa (buýt đường sông) cho biết, loại hình giao thông công cộng bằng đường thủy hay gọi là buýt sông là mô hình mới tại Việt Nam. Mô hình buýt sông đã hình thành, tồn tại và phát triển từ rất lâu ở trên thế giới. Việc đưa mô hình buýt sông vào khai thác, sử dụng sẽ góp phần đáng kể vào việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân TP, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, thu hút và phát triển du lịch sông nước, khuyến khích nâng cao thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tạo sự đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình giao thông công cộng.
Tuyến buýt sông có 12 điểm đón, trả khách. Xuất phát từ bến Bạch Đằng quận 1 đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông quận Thủ Đức. Tổng chiều dài toàn tuyến là 10,8km, thời gian hành trình của mỗi tuyến khoảng 30 phút, thời gian cập bến đón-trả khách giới hạn trong khoảng 3-5 phút.
Tuyến buýt đường sông số 1 sẽ có 5 tàu buýt (mỗi tàu 70-75 chỗ) hoạt động. Trong đó, 4 tàu sẽ vận chuyển thường xuyên và 1 tàu dự bị. Một ngày có 12 chuyến hoạt động từ 6 giờ 30 đến 19 giờ 30 hằng ngày.
Tại lễ khai trương, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, Trần Kim Toản - Chủ đầu tư dự án tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa (buýt đường sông) cho biết, loại hình giao thông công cộng bằng đường thủy hay gọi là buýt sông là mô hình mới tại Việt Nam. Mô hình buýt sông đã hình thành, tồn tại và phát triển từ rất lâu ở trên thế giới. Việc đưa mô hình buýt sông vào khai thác, sử dụng sẽ góp phần đáng kể vào việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân TP, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, thu hút và phát triển du lịch sông nước, khuyến khích nâng cao thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tạo sự đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình giao thông công cộng.
Tuyến buýt sông có 12 điểm đón, trả khách. Xuất phát từ bến Bạch Đằng quận 1 đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông quận Thủ Đức. Tổng chiều dài toàn tuyến là 10,8km, thời gian hành trình của mỗi tuyến khoảng 30 phút, thời gian cập bến đón-trả khách giới hạn trong khoảng 3-5 phút.
Tuyến buýt đường sông số 1 sẽ có 5 tàu buýt (mỗi tàu 70-75 chỗ) hoạt động. Trong đó, 4 tàu sẽ vận chuyển thường xuyên và 1 tàu dự bị. Một ngày có 12 chuyến hoạt động từ 6 giờ 30 đến 19 giờ 30 hằng ngày.
Hành khách trải nghiệm buýt sông
Nhằm khuyến khích người dân chọn lựa loại hình vận tải công cộng mới này, hành khách đi tàu sẽ được miễn phí trong 10 ngày đầu để người dân được trải nghiệm. Sau thời gian này, áp dụng giá vé là 15.000 đồng/người/lượt. Hiện nhà đầu tư chỉ mới đưa 5 bến vào hoạt động bao gồm Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và Linh Đông.
Những bến bãi còn lại, đơn vị sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục để sớm đưa vào khai thác.
Phát biểu tại lễ công bố vận hành đưa vào khai thác dự án tuyến buýt đường sông, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Bùi Xuân Cường cho biết, TPHCM với hệ thống sông, kênh, rạch rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
Theo ông Cường, tuyến buýt đường sông Bến Bạch Đằng - Linh Đông được vận hành sẽ tạo tiền đề cho các tuyến buýt đường thủy khác, góp phần hoàn chỉnh loại hình vận tải hành khách kết hợp du lịch bằng đường thủy. Đồng thời, chính thức mở ra một loại hình vận tải hành khách công cộng mới, từng bước hoàn thiện vận tải hành khách liên kết đa phương thức cùng với tàu điện ngầm (đường sắt đô thị), giảm bớt áp lực và sự phụ thuộc vào hệ thống giao thông đường bộ.
Cũng theo ông Cường, sở đang nghiên cứu đề xuất của Công ty TNHH Thường Nhật về sử dụng xe điện 4 bánh vận chuyển khách du lịch và người dân trong phạm vi hạn chế từ các bền tàu của tuyến buýt sông Bến Bạch Đằng - Linh Đông đến các khách sạn, địa điểm du lịch nhằm đa dạng hóa loại hình vận chuyển và cũng phù hợp để phát triển du lịch.
Cũng theo ông Cường, sở đang nghiên cứu đề xuất của Công ty TNHH Thường Nhật về sử dụng xe điện 4 bánh vận chuyển khách du lịch và người dân trong phạm vi hạn chế từ các bền tàu của tuyến buýt sông Bến Bạch Đằng - Linh Đông đến các khách sạn, địa điểm du lịch nhằm đa dạng hóa loại hình vận chuyển và cũng phù hợp để phát triển du lịch.
Tuyến buýt đường sông Bến Bạch Đằng - Linh Đông gồm có: Bến Bạch Đằng (Quận 1); bến Sài Gòn Pearl, bến Thanh Đa, bến Tầm Vu (Bình Thạnh); bến Bình An, bến Thảo Điền (Quận 2); bến Bình Triệu, bến Hiệp Bình Chánh, bến Linh Đông (quận Thủ Đức).
Ngoài ra, theo chỉ đạo của UBND TP, công ty sẽ bổ sung thêm 3 bến gồm: bến Thủ Thiêm (Quận 2), bến Tân Cảng (Bình Thạnh), bến Trường Thọ (Thủ Đức).
Hiện nay do một số bến đang trong quá trình chờ bàn giao mặt bằng để thi công nên mới chỉ hoàn thiện 5 bến lên xuống, gồm: Bạch Đằng (Quận 1), Bình An (Quận 2), Thanh Đa (Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh và Linh Đông (Thủ Đức).
Ngoài ra, theo chỉ đạo của UBND TP, công ty sẽ bổ sung thêm 3 bến gồm: bến Thủ Thiêm (Quận 2), bến Tân Cảng (Bình Thạnh), bến Trường Thọ (Thủ Đức).
Hiện nay do một số bến đang trong quá trình chờ bàn giao mặt bằng để thi công nên mới chỉ hoàn thiện 5 bến lên xuống, gồm: Bạch Đằng (Quận 1), Bình An (Quận 2), Thanh Đa (Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh và Linh Đông (Thủ Đức).