
Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại quyết tâm đưa quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu sang giai đoạn hợp tác toàn diện và hướng tới tương lai. Nhằm đạt được mục tiêu đó, Các Vị Lãnh đạo thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn, đề ra những định hướng và biện pháp để tăng cường hợp tác kinh tế ASEM. Các Vị Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng nhanh chóng triển khai Tuyên bố quan trọng này.
Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5) đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 10 năm 2004. Tham dự Hội nghị có các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ của 13 nước châu Á và 25 nước châu Âu, Thủ tướng Luxembourg còn tham dự với tư cách là Chủ tịch Hội đồng châu Âu, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trì Hội nghị trọng đại này.
Các vị Lãnh đạo, theo tinh thần các Hội nghị Cấp cao trước đây ở Bangkok (1996), Luân Đôn (1998, Seoul (2000) và Copenhagen (2002), đã có các cuộc thảo luận toàn điện và sâu sắc về nhiều vấn đề cùng quan tâm với chủ đề chính là Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn.
Các Vị Lãnh đạo hài lòng với những tiến triển đã đạt được của tiến trình ASEM trên cơ sở các nguyên tắc đã được nhất trí tại các Hội nghị Cấp cao lần trước và trong Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu (AECF 2000).
Các vị Lãnh đạo cũng đánh giá cao kết quả tích cực của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Kinh tế, Tài chính, cũng như các Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Văn hóa và Nông nghiệp đã diễn ra từ sau Hội nghị Cấp cao ASEM 4, và đã thông qua các kiến nghị của các Bộ trưởng.
1. Tăng cường Đối thoại Chính trị
+ Xem xét những thay đổi sâu sắc và phức tạp trong tình hình quốc tế kể từ sau ASEM 4, các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng những thay đổi đó có tính đa diện và toàn cầu mang đến cả cơ hội lẫn thách thức cho hòa bình, an ninh thế giới, và phát triển kinh tế bền vững. Các Vị Lãnh đạo nhất trí rằng xu hướng chủ đạo vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển. + Các Vị Lãnh đạo khẳng định quyết tâm giải quyết những thách thức và mối đe dọa toàn cầu mới như mất ổn định, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tội phạm xuyên quốc gia, khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hóa, khoảng cách giàu nghèo đang mở rộng, các bệnh truyền nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Vì mục tiêu đó, các Vị Lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đối thoại và hợp tác ASEM, và quan hệ đối tác Á-Âu. Toàn cảnh hội nghị. + Các Vị Lãnh đạo lên án các vụ tấn công khủng bố và bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc với những người dân bị thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố, đặc biệt, là các cuộc tấn công xảy ra gần đây tại Indonesia, Nga và Tây Ban Nha. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của mình chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế dưới mọi hình thức và biểu hiện, coi đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển bền vững và ổn định chính trị. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể, nỗ lực tập thể và hợp tác quốc tế, trong đó Liên hợp quốc giữ vai trò chủ đạo, có chú ý thích đáng đến nguồn gốc của khủng bố. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố phải được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và những quy định cơ bản của luật quốc tế, bao gồm cả nguyên tắc không can thiệp, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Các Vị Lãnh đạo còn nhấn mạnh rằng điều quan trọng đối với cộng đồng quốc tế là phải bảo đảm việc ký kết và thực hiện mọi công ước và nghị định thư chống khủng bố có liên quan và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Liên hợp quốc về chống khủng bố kể cả nghị quyết 1373. + Khẳng định lại quyết tâm đã nêu tại Hội nghị Cấp cao ASEM 4, các các Vị Lãnh đạo nhất trí cần tăng cường hơn nữa các cuộc tham khảo ý kiến, hợp tác và phối hợp trong ASEM trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố bằng các sáng kiến cụ thể và các biện pháp thiết thực và viện trợ hơn nữa cho việc nâng cao năng lực ở những nơi cần thiêt. Các Vị Lãnh đạo ghi nhận và đánh giá cao kết quả của Hội thảo ASEM về chống khủng bố tổ chức tại Bắc Kinh tháng 9-2003, và hy vọng hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức tại Đức vào tháng 10-2004. Các Vị Lãnh đạo cũng hoan nghênh các sáng kiến chống chủ nghĩa khủng bố khác được triển khai gần đây trong khuôn khổ ASEM và giữa các thành viên ASEM, cũng như trong khuôn khổ khu vực của Liên minh châu Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ASEAN + 3 và APEC. + Ghi nhận thảm họa do tội phạm xuyên quốc gia gây ra và mối liên hệ có thể có giữa tội phạm với chủ nghĩa khủng bố, các Vị Lãnh đạo đã nhất trí cùng hợp tác chặt chẽ và phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế để đấu tranh có hiệu quả chống lại tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa phi truyền thống khác đối với hòa bình và an ninh quốc tế như: rửa tiền, buôn bán người và vũ khí, sản xuất và buôn lậu ma túy và tội phạm tin học. + Các Vị Lãnh đạo khẳng định một lần nữa cam kết không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện triển khai, và quyết tâm tăng cường hợp tác ASEM trong lĩnh vực này. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường cách tiếp cận và hợp tác đa phương cũng như các công cụ đa phương trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác và phương tiện triển khai, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Liên hợp quốc. Các Vị Lãnh đạo nhất trí rằng các nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí cần được tiến hành đồng thời với các nỗ lực giải trừ quân bị và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và sử dụng công nghệ vì mục đích hòa bình. Các Vị Lãnh đạo còn tỏ ý quan ngại đối với việc buôn bán bất hợp pháp vũ khí hủy diệt hàng loạt, phương tiện triển khai và bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ không cho vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện triển khai rơi vào tay những kẻ khủng bố. + Các Vị Lãnh đạo ghi nhận kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về AIDS tổ chức tại Bangkok và bày tỏ quan ngại rằng với quy mô và tác động của nó, nạn dịch HIV/AIDS đã trở thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Nạn dịch này là thách thức to lớn đối với cuộc sống con người và nhân phẩm, phá hoại phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới và tác động đến mọi tầng lớp xã hội. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết của mình thực hiện Tuyên bố cam kết được đưa ra tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS và nhất trí rằng cuộc chiến chống HIV/AIDS cần phải là một điểm nổi bật của khuôn khổ hợp tác ASEM. Các Vị Lãnh đạo khẳng định rằng thay đổi khí hậu vẫn là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng đối với hành tinh của chúng ta. Các Vị Lãnh đạo khẳng định sự ủng hộ của họ đối với Công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận toàn cầu duy nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng của Công ước khung. Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh quyết định của Chính phủ Liên bang Nga đệ trình Nghị định thư Kyoto cho Duy-ma quốc gia thông qua và kêu gọi các nước chưa thông qua Nghị định thư Kyoto sớm thông qua Nghị định thư này. Các Vị Lãnh đạo sẽ hợp tác hoạch định khuôn khổ cho giai đoạn sau năm 2012 để có những hành động toàn cầu trên cơ sở quan hệ đối tác quốc tế. + Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác ASEM trong lĩnh vực di cư quốc tế thông qua những hành động cụ thể được các quan chức cao cấp ASEM phụ trách di cư hoạch định. Các Vị Lãnh đạo còn bày tỏ sự ủng hộ đối với các cố gắng của Liên hợp quốc nhằm đối phó với vấn đề di cư. 2. Quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn + Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong kinh tế toàn cầu và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chung của Liên minh châu Âu. Các Vị Lãnh đạo khuyến khích các đối tác châu Á tiếp tục cải cách kinh tế trong nước phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của mỗi nước nhằm bảo đảm phát triển lâu dài. + Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại quyết tâm đưa quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu sang giai đoạn hợp tác toàn diện và hướng tới tương lai. Nhằm đạt được mục tiêu đó, Các Vị Lãnh đạo thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn, đề ra những định hướng và biện pháp để tăng cường hợp tác kinh tế ASEM. Các Vị Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng nhanh chóng triển khai Tuyên bố quan trọng này. + Các Vị Lãnh đạo nhất trí cần tăng cường và tập trung các hoạt động kinh tế ASEM vào xúc tiến và thuận lơïi hóa thương mại và đầu tư Á-Âu; tăng cường hợp tác và phối hợp trong các vấn đề tài chính bao gồm cả khả năng hợp tác sâu rộng hơn trên các thị trường trái phiếu khu vực; mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm như công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, năng lượng, giao thông, du lịch, quyền sở hữu trí tuệ. doanh nghiệp vừa và nhỏ; đối thoại về việc làm; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm khoảng cách về phát triển giữa các đối tác ASEM; nâng cao vai trò và sự tham gia của giới doanh nghiệp. + Các Vị Lãnh đạo tỏ ý quan ngại trước việc giá dầu cao có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế. Các Vị Lãnh đạo thỏa thuận cần kêu gọi các nước sản xuất dầu cần cung cấp đầy đủ để bảo đảm giá dầu phải chăng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn năng lượng và tăng hiệu quả việc sử dụng dầu ở các nước. + Các Vị Lãnh đạo đánh giá cao những kiến nghị quan trọng và sâu sắc của Nhóm Đặc trách ASEM về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn và giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng và quan chức cao cấp xem xét và có khuyến nghị thực hiện, kể cả việc phát triển thị trường trái phiếu châu Á, nếu thấy có thực chất và khả thi, nhằm đạt được kết quả cụ thể. + Các Vị Lãnh đạo nhất trí thúc đẩy và tăng cường quan hệ tương tác giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp nhằm tiến tới quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn. Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh các khuyến nghị của Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ chín về vấn đề này và giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại nghiên cứu khả năng áp dụng của những khuyến nghị này và báo cáo ASEM-6. + Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết của mình đối với một hệ thống thương mại đa phương mở và công bằng trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác và phối hợp trong ASEM trong các vấn đề liên quan đến WTO để vòng đàm phán Doha kết thúc thành công. Các Vị Lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc Lào và Việt Nam sớm gia nhập WTO. + Các Vị Lãnh đạo chúc mừng các nước thành viên WTO đã đạt được thỏa thuận về khuôn khổ cho các cuộc đàm phán Chương trình nghị sự phát triển Doha (DDA) tại Giơ-ne-vơ, và kêu gọi các nước thành viên WTO triển khai các công việc còn lại để đạt được tiến bộ cân bằng và lâu dài trong các đợt đàm phán tương lai. + Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh các sáng kiến về hội nhập kinh tế dựa trên chủ nghĩa khu vực không phân biệt đối xử và nhấn mạnh cần có những biện pháp bảo đảm rằng các thỏa thuận khu vực và song phương về hội nhập kinh tế phải phù hợp với các quy định của WTO. 3. Mở rộng và tăng cương hợp tác trong các lĩnh vực khác. + Các Vị Lãnh đạo công nhận rằng đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hóa và văn minh là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao sự hiểu biết và khoan dung và tránh sự hiểu nhầm và xung đột giữa các dân tộc. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại về các nền văn hóa và văn minh trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới và hợp tác vì phát triển đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. + Các Vị Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền Văn hóa và Văn minh, bày tỏ tin tưởng chung đối với chủ đề quan trọng này và khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của mình đối với việc tăng cường hơn nữa đối thoại trong lĩnh vực này ở tất cả các cấp trong khuôn khổ ASEM trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng. + Các Vị Lãnh đạo hài lòng ghi nhận các hoạt động của ASEM trong việc thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh, ủng hộ các khuyến nghị được các Bộ trưởng thông qua tại Hội nghị ASEM lần thứ nhất về Văn hóa và Văn minh được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2003, và yêu cầu Hội nghị lần thứ hai được tổ chức tại Pháp năm 2005 đưa ra một kết hoạch dài hạn cho đối thoại và hợp tác của ASEM trong lĩnh vực quan trọng này. Các Vị Lãnh đạo khuyến khích Quỹ ASEF đóng góp hơn nữa vào quá trình đối thoại này bằng việc triển khai các hoạt động và chương trình cụ thể. Các Vị Lãnh đạo cũng hoan nghênh cuộc đối thoại giữa các tôn giáo dự kiến họp tại Indonesia năm 2005. + Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại, và nhất trí cần tăng cường sự thống nhất trong đa dạng và tôn trọng giá trị bình đẳng của tất cả các nền văn hóa và văn minh. Các Vị Lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông và toàn cầu hóa, và bác bỏ sự áp đặt và phân biệt về giá trị văn hóa dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào. Các Vị Lãnh đạo đã nhấn mạnh cam kết của mình tiếp tục đối thoại trong khuôn khổ UNESCO trong quá trình đàm phán một công ước về đa dạng văn hóa. + Công nhận tầm quan trọng và tiềm năng của hợp tác Á-Âu trong nhiều lĩnh vực như phát triển xã hội, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường, các Vị Lãnh đạo nhất trí mở rộng và tăng cường hơn nữa hợp tác ASEM trong các lĩnh vực này và giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng đề ra các chương trình có hành động và hiệu quả thiết thực để đạt được những mục tiêu đề ra. 4. Những diễn biến gần đây trong tình hình hai khu vực + Các Vị Lãnh đạo ghi nhận rằng những phát triển gần đây trong tình hình châu Á và châu Âu đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho ASEM đang trong quá trình tăng cường đối thoại và hợp tác. Các Vị Lãnh đạo kêu gọi các thành viên ASEM hết sức cố gắng tận dụng mọi tiềm năng để nâng cao sức mạnh tổng hợp Á-Âu và đối phó hữu hiệu với các thách thức, kể cả hệ lụy có thể có đối với việc tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu. + Các Vị Lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thông qua giải pháp hòa bình và quá trình đàm phán 6 bên và kêu gọi sớm nối lại đàm phán 6 bên. Các Vị Lãnh đạo khuyến khích các bên tiếp tục có những biện pháp phối hợp giải quyết vấn đề hạt nhân và những mối quan tâm khác. Các Vị Lãnh đạo ủng hộ tiếp tục đối thoại và hợp tác giữa Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đóng góp vào sự nghiệp thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng chung trên bán đảo Triều Tiên. + Các Vị Lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tái thiết và ổn định Afghanistan cũng như ủng hộ Chính quyền lâm thời Afghanistan. Các Vị Lãnh đạo lo ngại ghi nhận mối đe dọa tiếp tục do những hoạt động khủng bố, việc sản xuất và buôn lậu thuốc phiện gây ra và nêu lại nhu cầu cần thiết phải giải trừ quân bị và phục viên toàn diện và tái hòa nhập tất cả các phe phái vũ trang. Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra ngày 9-10-2004 và bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ ổn định quá trình dân chủ hóa và mang lại hòa bình và an ninh cho Afghanistan. + Các Vị Lãnh đạo ghi nhận thông báo của Trưởng đoàn Myanmar về tình hình chính trị gần đây ở Myanmar. Các Vị Lãnh đạo khuyến khích các bên liên quan ở Myanmar cùng hợp tác với nhau để đảm bảo có thành công cho quá trình hòa giải dân tộc. Đại hội Quốc dân phải là một nhân tố quan trọng trong quá trình hòa giải dân tộc và là một diễn đàn cho các cuộc thảo luận thực sự mở với sự tham gia của tất cả các nhóm chính trị khác nhau trong nước. Các Vị Lãnh đạo mong muốn những hạn chế đối với các đảng chính trị sẽ sớm chấm dứt như lời bảo đảm của Myanmar. Các Vị Lãnh đạo khẳng định ủng hộ của những cố gắng của đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc. 5. Thúc đẩy tiến trình ASEM + Hài lòng ghi nhận sự phát triển năng động và những kết quả quan trọng đã đạt được của tiến trình ASEM từ khi hình thành cho đến nay, các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh ASEM cần trở thành nền tảng và khuôn khổ để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa châu Á và châu Âu trong thế kỷ 21. Để đạt được mục đích đó, các Vị Lãnh đạo nhất trí cần làm cho Diễn đàn hợp tác ASEM sống động hơn và thực chất hơn, chuyển sang tăng cường hợp tác với những mục tiêu và chương trình, dự án cụ thể. + Các Vị Lãnh đạo cũng nhất trí cần tiếp tục cải thiện cơ chế điều phối và điều hành trong ASEM cho tương xứng với tính chất cũng như mức độ phát triển của ASEM. Để đạt được mục tiêu trên, các Vị Lãnh đạo nhất trí thông qua Khuyến nghị về Cải tiến phương thức làm việc trong ASEM của các Bộ trưởng Ngoại giao (trong phụ lục). Khuyến nghị này được coi là một phần của AECF-2000. + Các Vị Lãnh đạo nhiệt liệt chào mừng 13 thành viên mới gia nhập ASEM, đó là Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Slovakia, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Hungary, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Latvia, Cộng hòa Litva, Cộng hòa Malta, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Slovenia. + Các Vị Lãnh đạo đánh giá cao việc mở rộng thành viên này và cho rằng đây là một bước phát triển quan trọng của tiến trình ASEM, và nhấn mạnh rằng sự tham gia của 13 thành viên mới sẽ tạo ra động lực lớn hơn cho tiến trình ASEM, giúp mở rộng và nâng cao đối thoại và hợp tác Á-Âu. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thành viên mới tham gia tích cực vào tiến trình ASEM, nhằm tăng cường tính thống nhất trong đa dạng của ASEM. + Đồng thời với việc nhấn mạnh nhu cầu củng cố tiến trình ASEM sau khi mở rộng, các Vị Lãnh đạo đồng ý xem xét việc mở rộng quá trình trong tương lai, cân nhắc tới quá trình tiếp tục mở rộng của Liên minh châu Âu và vai trò quan trọng của các ứng viên. Các Vị Lãnh đạo giao cho các Bộ trưởng Ngoại giao, trên cơ sở những ý tưởng đề xuất tại ASEM 5, nghiên cứu và đệ trình các khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế hợp tác của ASEM cùng khả năng mở rộng thành viên trong tương lai. 8. Các vị Lãnh đạo cảm ơn và chấp thuận đề nghị của Phần Lan đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEM 6 và hẹn gặp lại vào năm 2006. Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2004
+ Các Vị Lãnh đạo cho rằng những thách thức nghiêm trọng mang tính toàn cầu và đa diện đó phải được giải quyết bằng cách tiếp cận đa phương và hành động tập thể thông qua tăng cường đối thoại và hợp tác chặt chẽ trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của mình đối với chủ nghĩa đa phương hoạt động hữu hiệu và một trật tự quốc tế công bằng, hợp lý trên cơ sở các quy định, trong đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm.
+ Các Vị Lãnh đạo nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với quá trình cải tổ hệ thống Liên hợp quốc và các cơ quan chính của Liên hợp quốc, kể cả Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an nhằm tăng cường tính đại diện, minh bạch và hiệu quả của hệ thống Liên hợp quốc. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh rằng các nước thành viên ASEM cam kết sẽ nỗ lực hết sức nhằm bảo đảm thành công của Phiên họp toàn thể cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức năm 2005, để giải quyết việc thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, kể cả mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và việc thực hiện các quyết định của Nhóm cao cấp về mối đe dọa thách thức và thay đổi. Các Vị Lãnh đạo có đề cập đến Tòa án hình sự quốc tế và thỏa thuận sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này.
+ Các Vị Lãnh đạo nhất trí cần tăng cường đối thoại và hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEM cũng như trong các khuôn khổ khu vực và liên khu vực nhằm góp phần tăng cường hệ thống đa phương toàn cầu.
Các Vị Lãnh đạo còn nhấn mạnh cần phối hợp hơn nữa trong các vấn đề đa phương giữa các nước đối tác ASEM và thông qua khuyến nghị của các Bộ trưởng Ngoại giao về xem xét lại các thủ tục hiện tại của ASEM với mục đích đưa ra các đề xuất tăng cường điều phối giữa các thành viên ASEM nếu thích hợp trong khuôn khổ đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Các Vị Lãnh đạo cũng hoan nghênh Tuyên bố của ASEM về chủ nghĩa đa phương do các Bộ trưởng Ngoại giao đưa ra tại Kildare (Ailen) tháng 4 năm 2004.
+ Các Vị Lãnh đạo đánh giá cao vai trò của các Bộ trưởng Môi trường ASEM đã phối hợp lập trường về những vấn đề môi trường toàn cầu đặc biệt là vấn đề thay đổi khí hậu. Các Vị Lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện và tăng cường phối hợp về những vấn đề môi trường và mong đợi kết quả của Hội nghị Bộ trưởng môi trường lần sau.
Điều này tạo điều kiện cho tất cả các nước thông qua dựa trên trách nhiệm chung nhưng khác biệt để đạt được mục tiêu của Công ước khung Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và tăng thêm hiệu quả của những biện pháp giải quyết vấn đề này.
+ Các Vị Lãnh đạo đánh giá cao những hoạt động do Quỹ ASEF triển khai nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, văn hóa và tri thức giữa châu Á và châu Âu, và thông qua các khuyến nghị về Chiến lược Quản lý và Ổn định Tài chính Lâu dài của ASEF (phần phụ lục) nhằm khuyến khích phát triển hơn nữa các hoạt động của Quỹ phù hợp hơn nữa với tiến trình ASEM. Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh việc triển khai Trang thông tin ASEM như một dự án thí điểm của ASEF và khuyến khích các nước đối tác mới tham gia ASEF và Hội đồng Thống đốc ASEF tiến hành các công việc cần thiết để đại diện của các nước thành viên ASEM mới có thể tham dự cuộc họp Hội đồng Thống đốc ASEF vào tháng 11 năm 2004 tại Hà Nội.
+ Các Vị Lãnh đạo hoan nghênh tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu, kể cả việc mở rộng thành viên gần đây. Điều này góp phần tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển tại châu Âu. Các Vị Lãnh đạo cũng hoan nghênh những cố gắng tiến tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa tại châu Á, đặc biệt là quyết tâm của ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2020, thể hiện cụ thể trong Hiệp ước Bali II, cũng như việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN + 3, Đối thoại Hợp tác châu Á và hợp tác ba bên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
+ Các Vị Lãnh đạo đã thảo luận tình hình Trung Đông và kêu gọi hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo lộ trình nhằm dọn đường cho một giải pháp hai nhà nước.
+ Các Vị Lãnh đạo khẳng định sự ủng hộ của mình đối với những cố gắng của Chính phủ Lâm thời Iraq nhằm bảo đảm an ninh và ổn định cho Iraq và bày tỏ ý sẵn sàng can dự cùng Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế nhằm đạt các mục tiêu này và đóng góp cho công cuộc tái thiết Iraq. Các Vị Lãnh đạo mong tổng tuyển cử sẽ được tổ chức tại Iraq như đã định vào tháng 1-2005 và ngay sau đó là việc thiết lập một chính phủ Iraq được bầu theo hiến pháp.
Các Vị Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các quan chức cao cấp xác định những lĩnh vực hợp tác cụ thể để Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao họp tại Tokyo năm 2005 xem xét.
+ Các Vị Lãnh đạo nhất trí rằng ASEM là một tiến trình mở, tiệm tiến và không chính thức, và cần tiếp tục dựa trên những mục tiêu và nguyên tắc chính đã được đưa ra trong Khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF 2000) thông qua tại ASEM 3. Các Vị Lãnh đạo khẳng định lại cam kết tham gia đầy đủ ở cấp cao nhất của tất cả các Vị Lãnh đạo đối với tiến trình ASEM cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác đồng đều trên cả ba trụ cột chính: củng cố đối thoại chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác.
6. Mở rộng ASEM
7. Các Vị Lãnh đạo đã thông qua danh sách các sáng kiến thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực (trong phụ lục) và chương trình Làm việc của ASEM trong giai đoạn 2004-2006 (trong phụ lục).