Nguyên CEO Nam A Bank vào HĐQT Eximbank
Vấn đề nhân sự cao cấp luôn là vấn đề “nóng” của Eximbank nhiều năm nay vì trong một thời gian dài, các nhóm cổ đông lớn của ngân hàng này không có sự đồng thuận, dẫn đến ĐHĐCĐ nhiều lần tổ chức bất thành. Cho đến năm 2017 thì ĐHĐCĐ của Eximbank mới tổ chức thành công lần đầu tiên kể từ khi ngân hàng này rơi vào giai đoạn khó khăn 2012 - 2013.
Theo danh sách công khai, Eximbank hiện có các cổ đông lớn như: Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật chiếm 15% vốn điều lệ, Vietcombank với gần 8,2% vốn và quỹ VoF Investment Limited sở hữu 4,97%. Nhưng thực tế, hiện vẫn còn 2 nhóm cổ đông nữa sở hữu lượng lớn cổ phiếu của Eximbank. Đó là nhóm do bà Lương Thị Cẩm Tú đứng tên đại diện và nhóm còn lại do bà Ngô Thu Thúy (Công ty Âu Lạc) đại diện. Nhóm của bà Ngô Thu Thúy hiện có ông Ngô Thanh Tùng và ông Lê Minh Quốc đang tham gia HĐQT Eximbank, trong khi nhóm của bà Lương Thị Cẩm Tú lại chưa có ai tham gia vào HĐQT.
Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của Eximbank thông qua số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) là 11 thành viên, trong đó tối thiểu là 1 thành viên HĐQT độc lập. Do đó, trong ĐHĐCĐ lần này, Eximbank bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI nhưng có tới 4 ứng viên nộp hồ sơ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ chấp thuận 1 người trong số 4 ứng viên để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank là bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank). Mặc dù vậy, tại đây, HĐQT Eximbank cho biết, trước ngày diễn ra ĐHĐCĐ một ngày, Eximbank đã nhận được 3 đơn đề nghị của 3 ứng viên về việc không tham gia ứng cử vào HĐQT. Do vậy, căn cứ ý kiến chấp thuận của NHNN về nhân sự dự kiến bầu bổ sung thành viên HĐQT, HĐQT Eximbank chỉ giới thiệu với cổ đông bà Lương Thị Cẩm Tú làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại đây, các cổ đông cũng đã thông qua danh sách bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 với sự đồng thuận cao; đồng thời mong muốn các nhóm cổ đông bắt tay nhau tập trung tái cơ cấu ngân hàng, hướng đến mục đích chung là đưa ngân hàng vượt qua khó khăn để trở lại một Eximbank mới như kỳ vọng của cổ đông.
Vấn đề nhân sự cao cấp luôn là vấn đề “nóng” của Eximbank nhiều năm nay vì trong một thời gian dài, các nhóm cổ đông lớn của ngân hàng này không có sự đồng thuận, dẫn đến ĐHĐCĐ nhiều lần tổ chức bất thành. Cho đến năm 2017 thì ĐHĐCĐ của Eximbank mới tổ chức thành công lần đầu tiên kể từ khi ngân hàng này rơi vào giai đoạn khó khăn 2012 - 2013.
Theo danh sách công khai, Eximbank hiện có các cổ đông lớn như: Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật chiếm 15% vốn điều lệ, Vietcombank với gần 8,2% vốn và quỹ VoF Investment Limited sở hữu 4,97%. Nhưng thực tế, hiện vẫn còn 2 nhóm cổ đông nữa sở hữu lượng lớn cổ phiếu của Eximbank. Đó là nhóm do bà Lương Thị Cẩm Tú đứng tên đại diện và nhóm còn lại do bà Ngô Thu Thúy (Công ty Âu Lạc) đại diện. Nhóm của bà Ngô Thu Thúy hiện có ông Ngô Thanh Tùng và ông Lê Minh Quốc đang tham gia HĐQT Eximbank, trong khi nhóm của bà Lương Thị Cẩm Tú lại chưa có ai tham gia vào HĐQT.
Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của Eximbank thông qua số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) là 11 thành viên, trong đó tối thiểu là 1 thành viên HĐQT độc lập. Do đó, trong ĐHĐCĐ lần này, Eximbank bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI nhưng có tới 4 ứng viên nộp hồ sơ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ chấp thuận 1 người trong số 4 ứng viên để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank là bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank). Mặc dù vậy, tại đây, HĐQT Eximbank cho biết, trước ngày diễn ra ĐHĐCĐ một ngày, Eximbank đã nhận được 3 đơn đề nghị của 3 ứng viên về việc không tham gia ứng cử vào HĐQT. Do vậy, căn cứ ý kiến chấp thuận của NHNN về nhân sự dự kiến bầu bổ sung thành viên HĐQT, HĐQT Eximbank chỉ giới thiệu với cổ đông bà Lương Thị Cẩm Tú làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tại đây, các cổ đông cũng đã thông qua danh sách bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 với sự đồng thuận cao; đồng thời mong muốn các nhóm cổ đông bắt tay nhau tập trung tái cơ cấu ngân hàng, hướng đến mục đích chung là đưa ngân hàng vượt qua khó khăn để trở lại một Eximbank mới như kỳ vọng của cổ đông.
Sở dĩ, “nữ tướng” vừa được bổ sung vào HĐQT Eximbank được cổ đông quan tâm vì bà Lương Thị Cẩm Tú đã từng giữ vai trò CEO tại Nam A Bank từ tháng 4-2015 và rút lui vào đầu tháng 3-2018. Bà Tú được biết đến là CEO trẻ nhất ngành ngân hàng khi ngồi chiếc ghế Tổng giám đốc của một ngân hàng lúc chỉ 36 tuổi, từng trải qua các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank dưới thời ông Đặng Văn Thành, là Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Khánh Hòa và đặc biệt có hơn 17 năm làm ngành ngân hàng.
Để mất hàng trăm tỷ đồng, lãnh đạo có từ chức?
Nghị trường của Eximbank đã “nóng” lên với chất vấn của cổ đông yêu cầu HĐQT giải trình liên quan đến 2 vụ mất hàng trăm tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của khách hàng gần đây. Một cổ đông 85 tuổi tâm tư: bà là một trong những cổ đông sáng lập, qua nhiều giai đoạn khó khăn bà vẫn đồng hành cùng ngân hàng mà không rút tiền ra. Thế nhưng, ban lãnh đạo ngân hàng quản lý và kiểm soát thế nào mà ngay trong nội bộ ngân hàng lại để “người trong nhà” rút tiền, rồi bắt cổ đông phải chịu? Các cổ đông khác cũng cho biết họ thật sự thất vọng về cách điều hành của ban quản trị và ban lãnh đạo ngân hàng vì qua những vụ việc trên đã khiến cho uy tín của ngân hàng giảm mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường giảm theo, gây thiệt hại cho cổ đông. Từ những bức xúc trên, một cổ đông thẳng thắn đặt vấn đề: “Trách nhiệm của những người đứng đầu ngân hàng ở đâu? Lãnh đạo ngân hàng có nghĩ đến chuyện từ chức vì để xảy ra những sự cố trên hay không?”.
Để mất hàng trăm tỷ đồng, lãnh đạo có từ chức?
Nghị trường của Eximbank đã “nóng” lên với chất vấn của cổ đông yêu cầu HĐQT giải trình liên quan đến 2 vụ mất hàng trăm tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của khách hàng gần đây. Một cổ đông 85 tuổi tâm tư: bà là một trong những cổ đông sáng lập, qua nhiều giai đoạn khó khăn bà vẫn đồng hành cùng ngân hàng mà không rút tiền ra. Thế nhưng, ban lãnh đạo ngân hàng quản lý và kiểm soát thế nào mà ngay trong nội bộ ngân hàng lại để “người trong nhà” rút tiền, rồi bắt cổ đông phải chịu? Các cổ đông khác cũng cho biết họ thật sự thất vọng về cách điều hành của ban quản trị và ban lãnh đạo ngân hàng vì qua những vụ việc trên đã khiến cho uy tín của ngân hàng giảm mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường giảm theo, gây thiệt hại cho cổ đông. Từ những bức xúc trên, một cổ đông thẳng thắn đặt vấn đề: “Trách nhiệm của những người đứng đầu ngân hàng ở đâu? Lãnh đạo ngân hàng có nghĩ đến chuyện từ chức vì để xảy ra những sự cố trên hay không?”.
Trả lời chất vấn, ông Lê Văn Quyết, Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, vụ mất 50 tỷ đồng tại Eximbank Đô Lương xảy ra từ năm 2013 và kéo dài đến năm 2016, còn vụ mất 245 tỷ đồng của bà Chu Thị Bình xảy ra tại Eximbank chi nhánh TPHCM cũng từ năm 2010 chứ không phải bây giờ. Tuy nhiên, ông Quyết cho rằng mặc dù xảy ra nhiều năm trước đây nhưng được phát giác trong giai đoạn hiện nay nên trách nhiệm là của ban điều hành hiện tại và phải có trách nhiệm giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng và bảo vệ hình ảnh của ngân hàng. Sau các vụ mất tiền, ngân hàng đã tiến hành rà soát toàn hệ thống và không còn vụ việc nào ngoài 2 vụ mất tiền đã nêu. Ngân hàng đã bổ sung quy định nội bộ, luân chuyển cán bộ; đồng thời cải tiến một số quy định nội bộ để tăng cường công tác quản trị rủi ro, đề nghị khách hàng kiểm tra tiền qua Internet banking, mobile banking, SMS banking... nhằm đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng.
Riêng câu hỏi “Tổng Giám đốc có từ chức hay không?”, ông Quyết trả lời: “Tôi về Eximbank theo hợp đồng 2 năm và có cam kết trong thời gian đó sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề tồn đọng, đưa Eximbank trở lại vạch xuất phát và cho đến nay thì nhiệm vụ ấy đã hoàn thành. Tôi cũng vừa chính thức có ý kiến với HĐQT về việc nên tìm tổng giám đốc mới phù hợp với chiến lược của ngân hàng trong giai đoạn mới hơn”. Về việc này, ông Trần Lê Quyết, đại diện Ban kiểm soát cũng đã nhận trách nhiệm vì không thể phát hiện ra sự việc do có một số chữ ký của khách hàng là chữ ký thật. Ông Quyết cũng cam kết với cổ đông sẽ không để xảy ra trường hợp tương tự. Còn 2 vụ mất tiền tại Eximbank chi nhánh TPHCM và Đô Lương, ban lãnh đạo Eximbank cũng thống nhất trên tinh thần là nếu không do lỗi của khách thì ngân hàng sẽ cam kết giải quyết trả tiền cho khách hàng.
Chứng khoán xanh trở lại trước kỳ nghỉ lễ
Sau khi mất gần 36 điểm trong phiên hôm trước với vốn hóa trên sàn TPHCM (HoSE) “bốc hơi” khoảng 97.000 tỷ đồng, VN-Index trong ngày cuối tuần 27-4, trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 đã xanh trở lại nhờ lực bắt đáy. Mặc dù đầu phiên, VN-Index tiếp tục giảm thêm 1,24% trước khi phục hồi thành công lại mốc 1.050 điểm. Ngoài các nhóm CP blue-chips thì nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng sau một thời gian dài lao dốc đã hút được dòng tiền vào bắt đáy khiến CP nhóm này đồng loạt tăng mạnh: VCB tăng 3,09%, STB tăng 3,75%, MBB tăng 4,91%, CTG tăng 3,75%... Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,4 điểm (0,51%) lên 1.050,26 điểm với 176 mã CP tăng giá, 87 mã CP giảm giảm và 71 mã CP đứng giá. Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 2,53 điểm (2,1%) lên 122,64 điểm với 85 mã CP tăng giá, 57 mã CP giảm giá và 201 mã CP đứng giá. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với tổng khối lượng giao dịch đạt 258 triệu CP, tương đương gần 7.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm khoảng 1.300 tỷ đồng.