Chiều 4-6, ông Phan Công Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho biết, đã nắm thông tin phản ánh về việc Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc) trong quá trình thi công đã dùng máy móc và ống dẫn kích cỡ lớn hút bùn từ ngoài biển (vị trí nạo vét để triển khai dự án) rồi tập kết trên khu đất rộng hàng ngàn mét vuông dọc tuyến đường vào cảng Chân Mây.
Do là dự án của Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư và triển khai thi công nên địa phương cũng chỉ cử cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường về kiểm tra thực tế, lấy mẫu bùn, nước để kiểm tra xem có gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh, cũng như ảnh hưởng các công trình khác hay không để có hướng kiến nghị các cấp xử lý.
Theo tìm hiểu, để triển khai Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây, các nhà thầu đã và đang dùng máy móc nạo vét và hút khoảng gần 1 triệu m³ bùn nhiễm mặn từ đáy biển vịnh Chân Mây rồi bơm theo ống, đẩy về tập kết tại khu vực đất nuôi trồng thủy sản ngay sát cảng biển Chân Mây tạo thành một túi bùn khổng lồ.
Bùn được hút đẩy trực tiếp từ biển lên không qua xử lý, tập kết vào các hồ trở thành một vùng đầm sình lầy bị nhiễm mặn, đen sì, bốc mùi thối, nước thải ứ đọng...
Hiện tại khu vực này, rất nhiều cây dương, tràm bị bùn nhiễm mặn nhấn chìm chết khô hoặc chết úng.
Được biết, toàn bộ phần thi công xây dựng thuộc Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 1) do Liên danh 6 nhà thầu đảm nhận thi công. Dự án có tổng mức đầu tư trên 765 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư.
Do là dự án của Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư và triển khai thi công nên địa phương cũng chỉ cử cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường về kiểm tra thực tế, lấy mẫu bùn, nước để kiểm tra xem có gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh, cũng như ảnh hưởng các công trình khác hay không để có hướng kiến nghị các cấp xử lý.
Theo tìm hiểu, để triển khai Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây, các nhà thầu đã và đang dùng máy móc nạo vét và hút khoảng gần 1 triệu m³ bùn nhiễm mặn từ đáy biển vịnh Chân Mây rồi bơm theo ống, đẩy về tập kết tại khu vực đất nuôi trồng thủy sản ngay sát cảng biển Chân Mây tạo thành một túi bùn khổng lồ.
Bùn được hút đẩy trực tiếp từ biển lên không qua xử lý, tập kết vào các hồ trở thành một vùng đầm sình lầy bị nhiễm mặn, đen sì, bốc mùi thối, nước thải ứ đọng...
Hiện tại khu vực này, rất nhiều cây dương, tràm bị bùn nhiễm mặn nhấn chìm chết khô hoặc chết úng.
Được biết, toàn bộ phần thi công xây dựng thuộc Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 1) do Liên danh 6 nhà thầu đảm nhận thi công. Dự án có tổng mức đầu tư trên 765 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư.