Tự yêu bản thân (ái kỷ - narcissism): Một vấn đề xã hội và tâm lý nghiêm trọng

Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng nhiều người trẻ tự yêu cái tôi của mình. Điều đó có thể không bất ngờ trong một thế giới nơi mà truyền hình giờ vàng bị chi phối bởi những “thực tế” như cuộc sống của các ngôi sao, nơi mà những người ngồi cùng bàn ăn kiểm tra Facebook thay vì trò chuyện trực tiếp...
Tự yêu bản thân (ái kỷ - narcissism): Một vấn đề xã hội và tâm lý nghiêm trọng

Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng nhiều người trẻ tự yêu cái tôi của mình. Điều đó có thể không bất ngờ trong một thế giới nơi mà truyền hình giờ vàng bị chi phối bởi những “thực tế” như cuộc sống của các ngôi sao, nơi mà những người ngồi cùng bàn ăn kiểm tra Facebook thay vì trò chuyện trực tiếp...

8X, 9X: “Thế hệ tôi”

Tính tự yêu bản thân ngày càng gia tăng trong thế hệ sinh ra vào những năm 1980 và 1990, một thế hệ gây tranh cãi được giáo sư Jean M. Twenge gọi là “Generation Me” (Thế hệ Tôi) vào năm 2007. Trong cuốn sách mới đây, The Narcissistic Epidemic: Living in the Age of Entitlement, Twenge cùng W. Keith Campbell cho biết: “Theo dữ liệu từ 37.000 sinh viên đại học, đặc điểm nhân cách ái kỷ tăng nhanh như béo phì từ năm 1980 đến nay”. So sánh tự yêu với bệnh béo phì cho thấy tự yêu là một cơn dịch khác ở Mỹ.

Một số nghiên cứu mới so sánh những đặc điểm và mục tiêu cuộc sống của những người trẻ tuổi ở trường trung học và đại học ngày nay với những thế hệ trước ở cùng độ tuổi, cho thấy “Thế hệ Tôi” thích giá trị bên ngoài như tiền bạc, hình ảnh và danh tiếng hơn chứ không phải những giá trị nội tại.

Facebook và ái kỷ

Một nguyên nhân của sự gia tăng tự yêu trong thế hệ này chính là mạng xã hội Facebook. Với 10 năm tuổi, Facebook đã thu hút hơn 1,23 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới tính đến tháng 1-2014. Nó tạo điều kiện cho mọi người giữ liên lạc trực tuyến với một mạng lưới “bạn bè” từ một vài đến hàng trăm ngàn. Một số chuyên gia đã quan sát thấy bạn bè trên mạng xã hội rất khác so với bạn bè trong cuộc sống thực. Trong vài năm qua, một loạt nghiên cứu đã chỉ ra sự liên hệ giữa Facebook và tự yêu. Những người có chỉ số nhân cách ái kỷ (NPI) cao luôn có xu hướng nhiều bạn bè hơn trên Facebook, tự đưa ảnh và cập nhật trạng thái thường xuyên hơn. Theo Laura Buffadi, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Universidad de Dueto ở Bilbao, Tây Ban Nha: “Người tự yêu sử dụng Facebook và các trang mạng xã hội khác vì họ tin rằng những người khác quan tâm những gì họ đang làm, và họ muốn người khác biết những gì họ đang làm”.

Nói chung, các trang web mạng xã hội khuyến khích tự quảng bá khi người sử dụng tạo ra tất cả các nội dung. Campbell giải thích rằng người ta thường sử dụng Facebook để “trông quan trọng, trông đặc biệt và để đạt được sự chú ý và địa vị và lòng tự trọng”. Những rắc rối với khía cạnh này của mạng xã hội là hầu như mọi người trình bày một chân dung phi thực tế của bản thân. Cũng như chọn ảnh hấp dẫn nhất của mình để làm ảnh đại diện, mọi người có xu hướng đưa các tin hấp dẫn nhất về mình. Tất nhiên, không phải luôn như vậy, nhưng hình ảnh không thực tế mà rất nhiều người đưa lên mạng xã hội có thể gây tâm lý tiêu cực cho bạn bè hoặc người theo dõi họ. Những nghiên cứu gần đây với sinh viên đại học trên khắp nước Mỹ chỉ ra rằng những sinh viên dùng Facebook càng nhiều càng tăng khả năng nghĩ rằng cuộc sống của người khác hạnh phúc hơn và tốt đẹp hơn”. Những người dùng Facebook nhiều cũng tăng khả năng so sánh chính mình với người khác và cảm thấy bản thân tệ hơn.

Phong trào “lòng tự trọng”

Trên Psychology Today tháng 1-2014, tiến sĩ Peter Gray cho rằng một nguyên nhân làm tính tự yêu gia tăng trong giới trẻ là hậu quả của phong trào “lòng tự trọng” hình thành trong những năm 1980. Cha mẹ, giáo viên và những người liên quan trẻ em được khuyên tạo dựng lòng tự trọng cho trẻ qua những lời khen ngợi thường xuyên. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ khen con mình đẹp, thông minh, nói chung là tuyệt vời, hoặc khoe con mình với người khác trước mặt con.

Những chương trình truyền hình trẻ em nhấn mạnh những điều về “sự đặc biệt” và những bài học rằng “em có thể trở thành bất cứ gì em muốn”. Trong các cuộc thi, đứa trẻ nào cũng có một loại danh hiệu... Những điều đó thực sự đã kết hợp vào suy nghĩ của những đứa trẻ lớn lên trong thời kỳ này, tin vào những gì đã được khen và trở thành người tự yêu.

Áp lực thành tích

Một nguyên nhân khác có ý nghĩa hơn là áp lực gia tăng đối với trẻ em và thanh thiếu niên để đạt thành tích, mà thành tích được định nghĩa là đánh bại người khác trong các cuộc thi. Khi thành tích là được vào lớp tốt nhất trong trường, là được vào trường đại học danh tiếng nhất, là chiến thắng các cuộc thi thể thao cá nhân... thì trẻ sẽ tập trung vào bản thân, còn người khác được xem là chướng ngại vật, là người phải đánh bại hoặc là người phải điều khiển để phục vụ mục đích của bản thân. Khi mục đích cuộc sống của một đứa trẻ là xây dựng một hồ sơ cá nhân mạnh, như nhiều cha mẹ mong muốn, tất nhiên sau đó đứa trẻ sẽ lớn lên với suy nghĩ “trở thành số một” và không quan tâm những người khác.

TRÂN NGUYÊN

>> PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN- Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam: Cuộc sống bây giờ đòi hỏi phải có “cái TÔI”

>> Khi “cái tôi” trẻ hóa và hoang mang

>> “Cái tôi” dưới góc nhìn nhà giáo dục

Tin cùng chuyên mục