Tư tưởng nhân quyền đã được đề cao từ thời Hồng Đức

Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long là cột mốc lịch sử, có đóng góp quan trọng của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền cao quý của nhân loại. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống nhân quyền lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Ngày 19-8, Tạp chí Xưa và Nay tổ chức tọa đàm trao đổi sách Nhân quyền của người Việt - Từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long của tác giả Tiến sĩ - Luật sư Phan Đăng Thanh và Luật sư Trương Thị Hòa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu về nội dung sách

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu về nội dung sách

Cuốn sách gồm 5 chương giới thiệu về lịch sử ra đời, những nội dung chính và giá trị của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long.

Bộ luật Hồng Đức là bộ luật Việt Nam đầu tiên của người Việt Nam do vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã dày công tổng hợp, sáng tạo xây dựng. Bộ luật đã đề cao nhân quyền với 24 quyền như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền hôn nhân tự nguyện…

Bộ luật Gia Long là bộ luật cơ bản của của triều Nguyễn ban hành vào năm 1815. Bộ luật đã kế thừa và phát triển giá trị nhân quyền của Bộ luật Hồng Đức về bảo vệ quyền con người thông qua việc kế thừa truyền thống dân tộc tự quyết, quyền được sống. Nội dung cuốn sách đã thể hiện tư tưởng nhân quyền là sự liên tục của lịch sử, truyền thống văn hiến của người Việt Nam từ thời xưa.

Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long là cột mốc lịch sử, có đóng góp quan trọng của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền cao quý của nhân loại. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống nhân quyền lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục