Ngày 30-5, phóng viên Báo SGGP tiếp tục ghi nhận ý kiến của các ĐBQH về vấn đề này. Trả lời phóng viên Báo SGGP, ông Lê Thanh Vân, ĐBQH tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Đầu tư công cần trên cơ sở rà soát những vùng khó khăn hoặc có nhu cầu kết nối giao thông liên vùng.
° Phóng viên: Thưa ông, có nhiều ý kiến nói rằng những năm qua chúng ta ưu tiên cho giao thông phía Bắc hơn?
° Ông LÊ THANH VÂN: Nhìn về số lượng công trình giao thông cũng như số vốn thì có vẻ trong những năm qua phía Bắc nhiều hơn, nhưng không hẳn đó là do ưu tiên hơn. Có thể do giai đoạn trước, sau giải phóng thì hạ tầng giao thông ở phía Nam lại tốt hơn phía Bắc, vì thế chúng ta tập trung củng cố giao thông phía Bắc. Thứ hai là giai đoạn trước biến đổi khí hậu ở các tỉnh cực Nam chưa diễn ra gay gắt như bây giờ. Thực trạng đó chúng ta cũng chưa lường trước, nên trong lúc thuận lợi thì chúng ta chưa chú ý đến công tác dự báo để đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng của các tỉnh phía Nam.
Vấn đề đặt ra bây giờ là vấn đề đầu tư giao thông cho các tỉnh phía Nam lại đang nằm trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nợ công tăng cao. Không chỉ là ở tầm Quốc hội, mà các nghị quyết của Đảng cũng rất quan tâm đến đầu tư cho vùng ĐBSCL và các tỉnh phía Nam. Nhưng nói gì thì nói, để phát huy được nguồn lực cho hạ tầng giao thông phía Nam thì trong thời gian tới chúng ta cần điều chỉnh về đầu tư công. Với những vùng không thể thu hút được nguồn vốn xã hội thì cần ưu tiên ngân sách. Nhà nước phải đầu tư cho hạ tầng vùng ĐBSCL trước hết để bảo vệ vùng này khỏi sự tàn phá của biến đổi khí hậu đang đến rất nhanh ở khu vực này. Nhiều lần tôi cũng đã lên tiếng khi đề cập đến sự phân bổ đầu tư công cho vùng Nam bộ, đó là phải ưu tiên cho hạ tầng giao thông, các đê ngăn mặn, chống sụt lở..
° Có thực tế là suất đầu tư ở phía Nam, nhất là vùng ĐBSCL rất lớn, vì thế khó thu hút đầu tư. Vậy vai trò của việc đầu tư từ ngân sách nhà nước là gì, thưa ông?
° Trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn ở các tỉnh phía Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng vì suất đầu tư ở đó là rất lớn. Chi phí rất đắt vì phương tiện vận chuyển vật liệu đến các tỉnh ĐBSCL không thuần túy là đường bộ mà cả đường thủy, len lỏi vào những con kênh, con rạch rất nhỏ hẹp. Ngoài ra, nền đất ở đó yếu, điều kiện mưa nắng thất thường, mưa lũ nhiều, nhiều công trình vừa làm xong đã bị mưa lũ phá hủy...
° Phóng viên: Thưa ông, có nhiều ý kiến nói rằng những năm qua chúng ta ưu tiên cho giao thông phía Bắc hơn?
° Ông LÊ THANH VÂN: Nhìn về số lượng công trình giao thông cũng như số vốn thì có vẻ trong những năm qua phía Bắc nhiều hơn, nhưng không hẳn đó là do ưu tiên hơn. Có thể do giai đoạn trước, sau giải phóng thì hạ tầng giao thông ở phía Nam lại tốt hơn phía Bắc, vì thế chúng ta tập trung củng cố giao thông phía Bắc. Thứ hai là giai đoạn trước biến đổi khí hậu ở các tỉnh cực Nam chưa diễn ra gay gắt như bây giờ. Thực trạng đó chúng ta cũng chưa lường trước, nên trong lúc thuận lợi thì chúng ta chưa chú ý đến công tác dự báo để đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng của các tỉnh phía Nam.
Vấn đề đặt ra bây giờ là vấn đề đầu tư giao thông cho các tỉnh phía Nam lại đang nằm trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nợ công tăng cao. Không chỉ là ở tầm Quốc hội, mà các nghị quyết của Đảng cũng rất quan tâm đến đầu tư cho vùng ĐBSCL và các tỉnh phía Nam. Nhưng nói gì thì nói, để phát huy được nguồn lực cho hạ tầng giao thông phía Nam thì trong thời gian tới chúng ta cần điều chỉnh về đầu tư công. Với những vùng không thể thu hút được nguồn vốn xã hội thì cần ưu tiên ngân sách. Nhà nước phải đầu tư cho hạ tầng vùng ĐBSCL trước hết để bảo vệ vùng này khỏi sự tàn phá của biến đổi khí hậu đang đến rất nhanh ở khu vực này. Nhiều lần tôi cũng đã lên tiếng khi đề cập đến sự phân bổ đầu tư công cho vùng Nam bộ, đó là phải ưu tiên cho hạ tầng giao thông, các đê ngăn mặn, chống sụt lở..
° Có thực tế là suất đầu tư ở phía Nam, nhất là vùng ĐBSCL rất lớn, vì thế khó thu hút đầu tư. Vậy vai trò của việc đầu tư từ ngân sách nhà nước là gì, thưa ông?
° Trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn ở các tỉnh phía Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng vì suất đầu tư ở đó là rất lớn. Chi phí rất đắt vì phương tiện vận chuyển vật liệu đến các tỉnh ĐBSCL không thuần túy là đường bộ mà cả đường thủy, len lỏi vào những con kênh, con rạch rất nhỏ hẹp. Ngoài ra, nền đất ở đó yếu, điều kiện mưa nắng thất thường, mưa lũ nhiều, nhiều công trình vừa làm xong đã bị mưa lũ phá hủy...
Chính vì vậy, cách đây mấy tháng Bộ NN-PTNT đã đưa ra tiêu chí suất đầu tư ở khu vực ĐBSCL cao hơn ở những vùng khác, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã yêu cầu giải trình rõ và sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành. Vấn đề là chúng ta phải tính đến được đặc thù của khu vực này. Rõ ràng điều kiện khí hậu, địa lý, tự nhiên như vậy, suất đầu tư cao, lợi nhuận thu được sẽ không cao, nên không khuyến khích được các nhà đầu tư. Vì vậy, vấn đề đặt ra là để thu hút đầu tư xã hội phải kích hoạt.
Thực chất của tư bản nhà nước đó là đầu tư những hạ tầng căn bản để từ đó thu hút đầu tư tư nhân. Tức là Nhà nước lót đường, làm nền những điều kiện căn bản, như chim về làm tổ. Muốn chim về làm tổ thì chúng ta phải tạo những cái tổ để thu hút những con chim đầu tiên đến. Chim thấy điều kiện sinh sôi được thì nó sẽ ở lại và kêu gọi những con chim khác đến. Tương tự hình ảnh đó, trong đầu tư cho ĐBSCL cũng vậy, Nhà nước phải tập trung những nguồn vốn để làm những con đường huyết mạch kết nối có tính chất lan tỏa. Ví dụ như trước ở Cà Mau chỉ có một lộ giao thông duy nhất là tuyến Bắc - Nam, xuyên từ Bạc Liêu - Cần Thơ - Cà Mau mà không có đường giao thông kết nối ngang, tức là không có đường từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông.
Thực chất của tư bản nhà nước đó là đầu tư những hạ tầng căn bản để từ đó thu hút đầu tư tư nhân. Tức là Nhà nước lót đường, làm nền những điều kiện căn bản, như chim về làm tổ. Muốn chim về làm tổ thì chúng ta phải tạo những cái tổ để thu hút những con chim đầu tiên đến. Chim thấy điều kiện sinh sôi được thì nó sẽ ở lại và kêu gọi những con chim khác đến. Tương tự hình ảnh đó, trong đầu tư cho ĐBSCL cũng vậy, Nhà nước phải tập trung những nguồn vốn để làm những con đường huyết mạch kết nối có tính chất lan tỏa. Ví dụ như trước ở Cà Mau chỉ có một lộ giao thông duy nhất là tuyến Bắc - Nam, xuyên từ Bạc Liêu - Cần Thơ - Cà Mau mà không có đường giao thông kết nối ngang, tức là không có đường từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông.
Vừa rồi, Chính phủ mới trình Quốc hội đã quyết định sẽ đầu tư một con đường ngang, như vậy sẽ tạo ra xương sống căn bản, từ đó sẽ lưu thông hàng hóa, thu hút sự kết nối của các đơn vị có tiềm năng. Sau đầu tư căn bản đó thì doanh nghiệp họ mới có đường đi, kết nối với những điểm họ cần đầu tư. Vì thực tế, doanh nghiệp nhiều khi tìm thấy được điểm đầu tư tốt nhưng nếu phải tự mình làm hệ thống kết nối thì chi phí lại quá lớn, nên họ bỏ. Cho nên, vai trò của Nhà nước là phải tạo ra một hệ thống giao thông căn bản, vừa tạo ra điều kiện dân sinh tốt để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư. Đó là nhiệm vụ chiến lược.
° Xin cảm ơn ông!
° Xin cảm ơn ông!