Đối tượng áp dụng của thông tư gồm thương nhân kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá. Đối tượng thực hiện đăng ký giá là thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa thực hiện đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, so với các quy định trước đây, Thông tư 08/2017 có nhiều sự đổi mới như tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp (DN) đối với hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm đối với mức giá kê khai theo đúng chế độ hoạch toán kế toán hiện hành. Thay vào đó, bộ sẽ tập trung vào việc quản lý giá bán lẻ hàng hóa, do đây mới là mức giá mà người tiêu dùng được tiếp cận và cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước đối với giá các mặt hàng nhạy cảm này.
Mức giá bán lẻ của các thương nhân phải được niêm yết và không vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký. Mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký là cơ sở để cơ quan tiếp nhận đăng ký giá và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về giá và công bố cho người tiêu dùng. Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định.
Bên cạnh việc quản lý giá bán của hàng hóa, Bộ Công thương còn yêu cầu các DN khai báo về hệ thống phân phối sản phẩm để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát việc thực hiện giá bán trên thị trường; đồng thời gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng.
Về phạm vi điều chỉnh giá, ông Nguyễn Lộc An cho biết, trong phạm vi điều chỉnh giá bán với biên độ nhỏ (dưới 5%), các cơ quan chức năng để DN được giữ quyền chủ động về việc thay đổi giá nhưng vẫn có sự giám sát thông qua việc DN gửi thông báo điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước theo phân cấp, để các cơ quan này nắm được thông tin đầy đủ, liên tục đối với giá hàng hóa.
Về phạm vi điều chỉnh giá, ông Nguyễn Lộc An cho biết, trong phạm vi điều chỉnh giá bán với biên độ nhỏ (dưới 5%), các cơ quan chức năng để DN được giữ quyền chủ động về việc thay đổi giá nhưng vẫn có sự giám sát thông qua việc DN gửi thông báo điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước theo phân cấp, để các cơ quan này nắm được thông tin đầy đủ, liên tục đối với giá hàng hóa.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho rằng thông tư 08 tập trung vào mục tiêu chính trong định hướng quản lý là bảo đảm hài hòa quyền lợi của người tiêu dùng cũng như của DN, để từ đó đưa ra định hướng quản lý giá đối với sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.