Dự khai mạc diễn đàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc Kim Sang-kon; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Hyuk; Giám đốc cao cấp giáo dục, Ngân hàng thế giới Jaime Jaime Saavedra cùng gần 300 khách mời trong nước, Hàn Quốc và quốc tế. Về phía Bộ GD-ĐT Việt Nam có Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và đại diện các đơn vị thuộc bộ.
Diễn đàn Nguồn nhân lực Toàn cầu 2017 có chủ đề từ "Kỳ tích sông Hàn" đến "Kỳ tích sông Hồng".
Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc chia sẻ các bài học kinh nghiệm đã đưa đất nước này từ một nước nghèo vào cuối những năm 1950 trở thành một con rồng châu Á vào đầu những năm 1990 và tạo nên "Kỳ tích sông Hàn".
Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc chia sẻ các bài học kinh nghiệm đã đưa đất nước này từ một nước nghèo vào cuối những năm 1950 trở thành một con rồng châu Á vào đầu những năm 1990 và tạo nên "Kỳ tích sông Hàn".
Hai bên sẽ cùng nhau xác định rõ những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về nhân lực trong thời kỳ mới và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong mọi ngành nghề, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam, cũng như trên quy mô quốc tế.
Kỳ tích sông Hàn - “Miracle on Han River” là một kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục và đô thị hóa.
Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong mọi ngành nghề, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam, cũng như trên quy mô quốc tế.
Kỳ tích sông Hàn - “Miracle on Han River” là một kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục và đô thị hóa.
Kế hoạch này đã đưa Hàn Quốc từ một nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh trong những năm 1950 trở thành một trong 4 con rồng Châu Á vào đầu những năm 1990 và nay là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một trong những lý do quan trọng đưa Hàn Quốc đi đến thành công là chiến lược phát triển nguồn nhân lực xuất sắc của mình; thu hút tài năng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, không chỉ trong khu vực tư nhân mà cả khu vực công để đáp ứng cạnh tranh toàn cầu. “Việt Nam học tập kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong đó đặc biệt là Hàn Quốc. Chúng tôi cũng đã xác định phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Thông qua GD-ĐT, chúng tôi đang từng bước nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân lực Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến ở khu vực, một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói. Theo Bộ trưởng, Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia hàng đầu, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến.
Tính đến cuối tháng 2-016, Việt Nam có 8.293 du học sinh tại Hàn Quốc, chiếm 7,8% trong tổng số lượng du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc 96.357 người, đứng thứ hai sau Trung Quốc. Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc hàng năm vào khoảng 10.000 người.