Vậy giải pháp nào để Việt Nam tiếp tục duy trì đà thăng tiến của mình và liệu với tình hình đầu tư thương mại toàn cầu bất định hiện nay, nước ta có vượt qua cản ngại?
Kỳ vọng tích cực
Với tiềm lực nội tại và việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các định chế tài chính uy tín quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn có cái nhìn tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam 2019; đưa ra mức tăng trưởng dự báo khoảng 6,8%. Phấn khởi nhưng không tự mãn, tại cuộc họp cuối năm của Chính phủ bàn về nhiệm vụ, giải pháp thảo luận về Nghị quyết 01 và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định tăng trưởng kinh tế phải được xem là trọng tâm; phải thực hiện với tinh thần đột phá, đổi mới sáng tạo. “Không được chủ quan, tăng trưởng nhanh là tốt nhưng quan trọng là phải giữ được sự ổn định và tâm lý kỳ vọng tích cực; số lượng cần đi liền với chất lượng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Vậy giải pháp gì để kiến tạo phát triển? Giải trình tại phiên họp Quốc hội cuối năm, Chính phủ khẳng định sẽ thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; hội nhập kinh tế quốc tế; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Có chính sách thúc đẩy nền kinh tế chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; dựa vào đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; ứng dụng công nghệ hiện đại; tăng năng suất lao động bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Để tạo điểm nhấn tăng tốc năm mới, Chính phủ cho biết sẽ cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tiếp tục sắp xếp các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu để hóa giải điểm nghẽn nền kinh tế; tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm. Trước vận hội năm mới, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bày tỏ: “Nền kinh tế đang có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc nhưng vẫn còn nhiều việc phải hóa giải. Mức tăng trưởng cao chỉ có thể đạt được nếu các kế hoạch cải cách kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh được thực hiện thực chất, phân bổ nguồn lực thực sự theo cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế xin - cho…”.
Hóa giải các điểm nghẽn
Dù đạt được các chỉ tiêu kinh tế ấn tượng, đặc biệt là tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, nhưng trước thềm năm mới, nhiều chuyên gia bày tỏ băn khoăn. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng để đạt được 1 triệu doanh nghiệp sau 2 năm nữa là nhiệm vụ rất khó khăn, nếu so với số lượng hiện có (600.000 doanh nghiệp). “Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp thì phải quyết liệt tháo gỡ các cản ngại: thủ tục hành chính còn rườm rà, người thực thi vô cảm, làm nhụt ý chí doanh nghiệp do mất nhiều thời gian và chi phí”, ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, đánh giá cao những thành quả nước ta đạt được trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức; cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng cơ hội, lợi thế trong lúc động lực tăng trường còn đang thuận lợi để đẩy mạnh cải cách cơ cấu và cải thiện hiệu suất đầu tư. Cụ thể, căng thẳng thương mại leo thang có thể dẫn đến suy giảm nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu; thanh khoản trên toàn cầu bị thắt chặt có thể làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Dự phóng năm mới, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, cho rằng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra và rủi ro tài chính tăng cao đang che mờ triển vọng tươi sáng. Vì thế, Việt Nam - một nền kinh tế mở, cần duy trì chính sách tiền tệ có khả năng ứng phó, thực hiện tỷ giá linh hoạt và giữ bội chi ngân sách thấp để có khả năng chống chịu những cú sốc có thể diễn ra.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và buộc phải thích ứng. Dù đã nỗ lực cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng từ cái nhìn bên ngoài, là… chưa đủ. Báo cáo của Doing Business 2019 công bố mới đây, Việt Nam giảm 1 bậc so với trước, đứng vị trí 69 trong 190 nền kinh tế. Trong xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nước ta cũng tụt 3 bậc so với năm trước, thứ 77 trong 140 nền kinh tế. Chuyên gia Nguyễn Đình Cung lý giải: Việt Nam tụt hạng là do các tổ chức quốc tế bắt đầu có cách thức đánh giá khác. Họ nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo, trong khi đó điều này ở Việt Nam được đánh giá rất thấp. Vì vậy, vấn đề không chỉ là xóa rào cản thủ tục hành chính, mà để triển khai một điểm trong nghị quyết của Quốc hội, là “tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, là điều rất gian nan.
Chúng ta có thói quen thiên về nhìn nhận mặt tích cực của vấn đề, như “đi tắt đón đầu”, “tận dụng cơ hội”… của một sự kiện, mà thường thiếu phân tích thấu đáo mặt trái để có giải pháp ứng phó. Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo trong 4 năm tới, sự phát triển khoa học - công nghệ sẽ thay thế 75 triệu việc làm; trong đó Đông Nam Á là khu vực chịu tác động mạnh nhất. Các ngành được cho là “tổn thương” gồm: bán lẻ - bán buôn, xây dựng, vận tải, nông nghiệp… Điều này là nhãn tiền, bởi lẽ những khu vực này dễ dàng tự động hóa, thay thế lao động tay nghề thấp. Theo báo cáo trên, Việt Nam là nước thứ 2 bị tác động xấu bởi công nghệ tự động, dự báo sẽ có tới 7,5 triệu người mất việc, tương đương 13,8% lao động Việt Nam.
Thế giới đang chạy đua mạnh mẽ làn sóng chuyển đổi công nghệ và tự động hóa. Bởi lẽ nếu áp dụng rộng rãi, chi phí sản xuất giảm, kéo giảm giá thành hàng hóa, sẽ nâng cao nhu cầu tiêu dùng, càng làm sức cạnh tranh bình diện quốc gia và doanh nghiệp gay go hơn. Việc cần làm là tiếp thu nhanh làn sóng bùng nổ công nghệ và kỹ năng mới trên thế giới, nâng cao đào tạo chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho người lao động; đồng thời dịch chuyển cơ cấu lao động sang các lĩnh vực khó thay thế bởi tự động hóa. Đây là bài toán hóc búa, bởi theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta có tới 10% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 37% làm việc trong các ngành nghề giản đơn và chỉ có 5,62 triệu người lao động trong các ngành có chuyên môn kỹ thuật bậc trung cao!
Với tiềm lực nội tại và việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các định chế tài chính uy tín quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn có cái nhìn tích cực triển vọng kinh tế Việt Nam 2019; đưa ra mức tăng trưởng dự báo khoảng 6,8%. Phấn khởi nhưng không tự mãn, tại cuộc họp cuối năm của Chính phủ bàn về nhiệm vụ, giải pháp thảo luận về Nghị quyết 01 và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định tăng trưởng kinh tế phải được xem là trọng tâm; phải thực hiện với tinh thần đột phá, đổi mới sáng tạo. “Không được chủ quan, tăng trưởng nhanh là tốt nhưng quan trọng là phải giữ được sự ổn định và tâm lý kỳ vọng tích cực; số lượng cần đi liền với chất lượng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Vậy giải pháp gì để kiến tạo phát triển? Giải trình tại phiên họp Quốc hội cuối năm, Chính phủ khẳng định sẽ thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; hội nhập kinh tế quốc tế; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Có chính sách thúc đẩy nền kinh tế chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; dựa vào đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; ứng dụng công nghệ hiện đại; tăng năng suất lao động bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Để tạo điểm nhấn tăng tốc năm mới, Chính phủ cho biết sẽ cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tiếp tục sắp xếp các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu để hóa giải điểm nghẽn nền kinh tế; tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm. Trước vận hội năm mới, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bày tỏ: “Nền kinh tế đang có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc nhưng vẫn còn nhiều việc phải hóa giải. Mức tăng trưởng cao chỉ có thể đạt được nếu các kế hoạch cải cách kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh được thực hiện thực chất, phân bổ nguồn lực thực sự theo cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế xin - cho…”.
Hóa giải các điểm nghẽn
Dù đạt được các chỉ tiêu kinh tế ấn tượng, đặc biệt là tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, nhưng trước thềm năm mới, nhiều chuyên gia bày tỏ băn khoăn. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng để đạt được 1 triệu doanh nghiệp sau 2 năm nữa là nhiệm vụ rất khó khăn, nếu so với số lượng hiện có (600.000 doanh nghiệp). “Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp thì phải quyết liệt tháo gỡ các cản ngại: thủ tục hành chính còn rườm rà, người thực thi vô cảm, làm nhụt ý chí doanh nghiệp do mất nhiều thời gian và chi phí”, ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, đánh giá cao những thành quả nước ta đạt được trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức; cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng cơ hội, lợi thế trong lúc động lực tăng trường còn đang thuận lợi để đẩy mạnh cải cách cơ cấu và cải thiện hiệu suất đầu tư. Cụ thể, căng thẳng thương mại leo thang có thể dẫn đến suy giảm nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu; thanh khoản trên toàn cầu bị thắt chặt có thể làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Dự phóng năm mới, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, cho rằng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra và rủi ro tài chính tăng cao đang che mờ triển vọng tươi sáng. Vì thế, Việt Nam - một nền kinh tế mở, cần duy trì chính sách tiền tệ có khả năng ứng phó, thực hiện tỷ giá linh hoạt và giữ bội chi ngân sách thấp để có khả năng chống chịu những cú sốc có thể diễn ra.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và buộc phải thích ứng. Dù đã nỗ lực cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng từ cái nhìn bên ngoài, là… chưa đủ. Báo cáo của Doing Business 2019 công bố mới đây, Việt Nam giảm 1 bậc so với trước, đứng vị trí 69 trong 190 nền kinh tế. Trong xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nước ta cũng tụt 3 bậc so với năm trước, thứ 77 trong 140 nền kinh tế. Chuyên gia Nguyễn Đình Cung lý giải: Việt Nam tụt hạng là do các tổ chức quốc tế bắt đầu có cách thức đánh giá khác. Họ nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo, trong khi đó điều này ở Việt Nam được đánh giá rất thấp. Vì vậy, vấn đề không chỉ là xóa rào cản thủ tục hành chính, mà để triển khai một điểm trong nghị quyết của Quốc hội, là “tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, là điều rất gian nan.
Chúng ta có thói quen thiên về nhìn nhận mặt tích cực của vấn đề, như “đi tắt đón đầu”, “tận dụng cơ hội”… của một sự kiện, mà thường thiếu phân tích thấu đáo mặt trái để có giải pháp ứng phó. Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo trong 4 năm tới, sự phát triển khoa học - công nghệ sẽ thay thế 75 triệu việc làm; trong đó Đông Nam Á là khu vực chịu tác động mạnh nhất. Các ngành được cho là “tổn thương” gồm: bán lẻ - bán buôn, xây dựng, vận tải, nông nghiệp… Điều này là nhãn tiền, bởi lẽ những khu vực này dễ dàng tự động hóa, thay thế lao động tay nghề thấp. Theo báo cáo trên, Việt Nam là nước thứ 2 bị tác động xấu bởi công nghệ tự động, dự báo sẽ có tới 7,5 triệu người mất việc, tương đương 13,8% lao động Việt Nam.
Thế giới đang chạy đua mạnh mẽ làn sóng chuyển đổi công nghệ và tự động hóa. Bởi lẽ nếu áp dụng rộng rãi, chi phí sản xuất giảm, kéo giảm giá thành hàng hóa, sẽ nâng cao nhu cầu tiêu dùng, càng làm sức cạnh tranh bình diện quốc gia và doanh nghiệp gay go hơn. Việc cần làm là tiếp thu nhanh làn sóng bùng nổ công nghệ và kỹ năng mới trên thế giới, nâng cao đào tạo chuyên môn lẫn kỹ năng mềm cho người lao động; đồng thời dịch chuyển cơ cấu lao động sang các lĩnh vực khó thay thế bởi tự động hóa. Đây là bài toán hóc búa, bởi theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta có tới 10% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 37% làm việc trong các ngành nghề giản đơn và chỉ có 5,62 triệu người lao động trong các ngành có chuyên môn kỹ thuật bậc trung cao!
Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hành động quyết liệt; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Giải pháp chủ yếu là tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện đồng bộ các đột phá chiến lược, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát biểu của Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, cuối năm 2018 |
Nâng cao nội lực
Với tinh thần nhìn thẳng, nhìn đúng thực tế, trong nhiều năm qua khi đánh giá với kết quả kinh tế - xã hội đạt được, Chính phủ khẳng định thành tích nhưng cũng nhìn nhận còn nhiều độ vênh, thiếu bền vững. Điều dễ thấy nhất là tình trạng ngày càng lệ thuộc vào khối FDI. Với môi trường thế giới đầy biến động, một khi Việt Nam hết ưu đãi kiểu trải thảm hoặc chỉ cần tác động ngoại lai bất lợi, khối này giảm sản lượng hoặc xuất khẩu thấp hơn, sẽ tác động ngay tới các cân đối vĩ mô, làm đổi màu bức tranh tăng trưởng nước ta. Mặt khác, cần phải thấy phần lớn khu vực FDI tập trung vào những lĩnh vực thâm dụng lao động, công nghệ thấp, chủ yếu gia công. Để doanh nghiệp nước nhà “lớn” được cần đưa nhanh các luật, nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống. Khi ấy mục tiêu nâng cao năng lực nội tại và xây dựng nền kinh tế tự chủ mới thực sự căn cơ.
Bài toán phát triển kinh tế nước ta không chỉ có màu xám. Hiện nay một số doanh nghiệp tư nhân đã làm được những điều mà trước đây không ai ngờ tới, đã ra mắt các sản phẩm cao cấp, gia nhập đấu trường quốc tế một cách tự tin. Các chuyên gia cho rằng, một thế mạnh của ta - nông nghiệp, vẫn còn dư địa phát triển. Nếu áp dụng công nghệ mới và chuyển dịch cây trồng phù hợp thị trường trên vùng đất lúa, sẽ đóng góp cho tăng trưởng rất lớn. Trên góc độ khác, ông Rich Mechellau, cố vấn cao cấp Tập đoàn Mekinsey, cho rằng kinh tế tư nhân tại các nền kinh tế phát triển chiếm trên 80% trong khi ở Việt Nam tính chung (khu vực chính thức và phi chính thức) chỉ mới hơn 40% trong GDP, là quá thấp. Có thể “cởi trói” cho lĩnh vực này bằng việc giảm bớt vai trò của doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi công bằng đối với công ty trong và ngoài nước, nâng cao đào tạo và chuyển giao công nghệ cho thành phần kinh tế tư nhân…
Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy và nâng cao sức cạnh tranh là những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong năm mới. Đây là những vấn đề không mới, nhưng trước tình thế buộc thích ứng với cục diện toàn cầu, đòi hỏi cả quyết tâm và sự nhanh nhạy, mới chủ động vượt qua thách thức, hiện thực hóa khát vọng phát triển. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: “Kinh tế Việt Nam những năm tới hứa hẹn cả cơ hội và thách thức đan xen. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để tận dụng triệt để mọi cơ hội, nhất là cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vượt qua các tác động tiêu cực. Động lực tăng trưởng mới trong kỷ nguyên mới phải gắn liền với tư duy đổi mới, tìm ra phương án tốt nhất cho bài toán tăng trưởng và phát triển đất nước. Có vậy mới tạo bước bứt phá, tiến đến phát triển nhanh và bền vững”.