Trong 10 năm qua số thiệt hại do tham nhũng là hơn 59.750 tỷ đồng và 400 ha đất, nhưng chỉ thu hồi được 4.676 tỷ đồng và 216 ha đất, tức trên dưới 10%. Theo ý kiến của một số ĐBQH, việc thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có việc pháp luật chưa có cơ chế xử lý sớm tài sản tham nhũng. Cụ thể là pháp luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản bất minh, một số trường hợp kê khai không đúng vừa qua chỉ có thể áp kỷ luật đối với người kê khai chứ không thể đụng được vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc của họ. Muốn tịch thu khối tài sản này thì phải qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Và đến khi đó sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án không còn tài sản để thi hành án.
Thực tế công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua cho thấy, khi “nút thắt” về tài sản bất minh chưa được giải quyết, thì hiệu quả của việc thu hồi tài sản tham nhũng mới chỉ đạt được ở “phần ngọn”.
Thực tế công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua cho thấy, khi “nút thắt” về tài sản bất minh chưa được giải quyết, thì hiệu quả của việc thu hồi tài sản tham nhũng mới chỉ đạt được ở “phần ngọn”.
Theo báo cáo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong năm 2017, số lượng bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức rất lớn, nhưng chỉ xác minh đối với 77 người trong tổng số 1.113.422 người đã kê khai (chiếm 0,007%); kết quả xác minh phát hiện 3 trường hợp vi phạm. Trong khi đó, theo phản ánh của báo chí, cử tri, có nhiều trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, nhưng không được phát hiện, xử lý; việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm trong một số trường hợp chưa hợp lý, thậm chí phản cảm, gây bức xúc dư luận...
Cần nhìn nhận rằng, để truy được tới cùng tài sản bất minh là vấn đề không dễ dàng. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án Luật PCTN (sửa đổi), dự thảo luật chưa đưa ra cơ chế xử lý đối với tài sản bất minh vì đây là vấn đề rất khó liên quan đến sở hữu cá nhân. Khi xây dựng dự thảo luật, cũng có phương án đề nghị đối với tài sản bất minh thì có thể ra tòa. Do tài sản liên quan đến quyền sở hữu nên việc tước quyền sở hữu của một người chỉ có thể bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật. Đây là phương án đề xuất, nhưng cuối cùng không được đưa vào dự thảo luật trình Quốc hội, bởi theo ông Nguyễn Mạnh Cường “nếu không làm chặt chẽ thì có thể đi từ cực này đến cực kia, cũng có thể làm oan cho người ta”. Một lý do khác được Ban soạn thảo giải thích cho việc không bổ sung quy định xử lý tài sản bất minh là để phù hợp với nguyên tắc của tố tụng hình sự: “trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước”. Tại phiên thảo luận ở Quốc hội, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cũng cho rằng, giải trình về nguồn gốc tài sản là quyền của người có tài sản. Còn chứng minh việc vi phạm hay tội phạm là trách nhiệm của cơ quan chức năng. “Nếu buộc người có tài sản phải chứng minh và áp dụng biện pháp suy đoán có tội là áp đặt, duy ý chí. Tôi e rằng như vậy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ biến thành cuộc đấu tố”, ĐB Hoàng Thị Thu Trang cảnh báo. Tuy nhiên, như ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp phát biểu, dù là vấn đề mới và khó với Việt Nam, nhưng rõ ràng “đây là sự chờ đợi của người dân”. Vì vậy, cần đưa cơ chế xử lý tài sản bất minh vào để xem xét thấu đáo mọi khía cạnh trước khi quyết định thông qua dự thảo luật.
Theo các chuyên gia pháp luật, để chứng minh tài sản bất minh có phải là tài sản do tham nhũng mà có, cần huy động cơ quan thuế vào cuộc. Bên cạnh đó, chỉ có hoạt động điều tra của các cơ quan tư pháp với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mới có thể ngăn chặn việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản bất minh. Một vấn đề quan trọng khác cũng được các chuyên gia khuyến nghị là phải lấp các “lỗ hổng” pháp luật về kê khai tài sản, quy định ngay trong Luật PCTN (sửa đổi) lần này. Hiến pháp 2013 khẳng định quyền tài sản của công dân, mà tài sản thì có thể chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác nên không dễ “đụng” vào. Tuy nhiên, cần thống nhất nhận thức rằng Hiến pháp và pháp luật chỉ bảo hộ tài sản hợp pháp của công dân, còn tài sản không hợp pháp dĩ nhiên không được bảo hộ. Tiếp cận vấn đề như vậy sẽ thấy rằng tài sản bất hợp pháp, tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì cơ quan chức năng có quyền xử lý theo quy định pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi và tịch thu. Ở nước ta, vấn đề minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập của xã hội nói chung cũng như đối với những người có chức vụ, quyền hạn nói riêng còn nhiều bất cập. Tài sản rất dễ rơi vào trạng thái không rạch ròi, của chồng cho vợ, bố cho con…, tài sản ngoài thống kê và kiểm soát của cơ quan chức năng rất lớn. Muốn thu hồi tận gốc tài sản bất minh, trước hết phải làm tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của xã hội. Khi kiểm soát tốt, việc phân định đâu là tài sản hợp pháp được pháp luật bảo hộ, đâu là tài sản bất hợp pháp sẽ thuận lợi hơn. Điều đó cũng có nghĩa là, muốn chống tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả, cần kiến tạo ra các quy định pháp luật chặt chẽ từ giai đoạn kê khai tài sản. Người dân kỳ vọng, những vấn đề này sẽ được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu vào dự án luật, trình Quốc hội xem xét kỹ càng để xây dựng được cơ chế hữu hiệu về thu hồi tài sản bất minh, đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng trong giai đoạn tới.
Cần nhìn nhận rằng, để truy được tới cùng tài sản bất minh là vấn đề không dễ dàng. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án Luật PCTN (sửa đổi), dự thảo luật chưa đưa ra cơ chế xử lý đối với tài sản bất minh vì đây là vấn đề rất khó liên quan đến sở hữu cá nhân. Khi xây dựng dự thảo luật, cũng có phương án đề nghị đối với tài sản bất minh thì có thể ra tòa. Do tài sản liên quan đến quyền sở hữu nên việc tước quyền sở hữu của một người chỉ có thể bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật. Đây là phương án đề xuất, nhưng cuối cùng không được đưa vào dự thảo luật trình Quốc hội, bởi theo ông Nguyễn Mạnh Cường “nếu không làm chặt chẽ thì có thể đi từ cực này đến cực kia, cũng có thể làm oan cho người ta”. Một lý do khác được Ban soạn thảo giải thích cho việc không bổ sung quy định xử lý tài sản bất minh là để phù hợp với nguyên tắc của tố tụng hình sự: “trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước”. Tại phiên thảo luận ở Quốc hội, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cũng cho rằng, giải trình về nguồn gốc tài sản là quyền của người có tài sản. Còn chứng minh việc vi phạm hay tội phạm là trách nhiệm của cơ quan chức năng. “Nếu buộc người có tài sản phải chứng minh và áp dụng biện pháp suy đoán có tội là áp đặt, duy ý chí. Tôi e rằng như vậy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ biến thành cuộc đấu tố”, ĐB Hoàng Thị Thu Trang cảnh báo. Tuy nhiên, như ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp phát biểu, dù là vấn đề mới và khó với Việt Nam, nhưng rõ ràng “đây là sự chờ đợi của người dân”. Vì vậy, cần đưa cơ chế xử lý tài sản bất minh vào để xem xét thấu đáo mọi khía cạnh trước khi quyết định thông qua dự thảo luật.
Theo các chuyên gia pháp luật, để chứng minh tài sản bất minh có phải là tài sản do tham nhũng mà có, cần huy động cơ quan thuế vào cuộc. Bên cạnh đó, chỉ có hoạt động điều tra của các cơ quan tư pháp với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mới có thể ngăn chặn việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản bất minh. Một vấn đề quan trọng khác cũng được các chuyên gia khuyến nghị là phải lấp các “lỗ hổng” pháp luật về kê khai tài sản, quy định ngay trong Luật PCTN (sửa đổi) lần này. Hiến pháp 2013 khẳng định quyền tài sản của công dân, mà tài sản thì có thể chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác nên không dễ “đụng” vào. Tuy nhiên, cần thống nhất nhận thức rằng Hiến pháp và pháp luật chỉ bảo hộ tài sản hợp pháp của công dân, còn tài sản không hợp pháp dĩ nhiên không được bảo hộ. Tiếp cận vấn đề như vậy sẽ thấy rằng tài sản bất hợp pháp, tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì cơ quan chức năng có quyền xử lý theo quy định pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi và tịch thu. Ở nước ta, vấn đề minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập của xã hội nói chung cũng như đối với những người có chức vụ, quyền hạn nói riêng còn nhiều bất cập. Tài sản rất dễ rơi vào trạng thái không rạch ròi, của chồng cho vợ, bố cho con…, tài sản ngoài thống kê và kiểm soát của cơ quan chức năng rất lớn. Muốn thu hồi tận gốc tài sản bất minh, trước hết phải làm tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của xã hội. Khi kiểm soát tốt, việc phân định đâu là tài sản hợp pháp được pháp luật bảo hộ, đâu là tài sản bất hợp pháp sẽ thuận lợi hơn. Điều đó cũng có nghĩa là, muốn chống tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả, cần kiến tạo ra các quy định pháp luật chặt chẽ từ giai đoạn kê khai tài sản. Người dân kỳ vọng, những vấn đề này sẽ được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu vào dự án luật, trình Quốc hội xem xét kỹ càng để xây dựng được cơ chế hữu hiệu về thu hồi tài sản bất minh, đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng trong giai đoạn tới.