Đề án tuyển sinh: môn chính nhân hệ số 2
Trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM đăng tải trên Cổng thông tin tuyển sinh (Bộ GD-ĐT), tại mục 2.6 về Các thông tin cần thiết để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành của trường, phần 2.6.2 về mã ngành, tổ hợp xét tuyển có tất cả 36 ngành có ghi rất rõ: “Danh sách các ngành (chương trình) đào tạo và tổ hợp xét tuyển năm 2017 (môn thi in đậm trong tổ hợp xét tuyển là môn thi chính) như sau”. Trong đó, có 12/36 ngành không có môn chính. Còn lại 24 ngành đều có môn chính. Môn chính là môn nhân hệ số 2.
Trước đó, phần 2.3 Phương thức tuyển sinh, trường mô tả phương án như sau: Với mỗi ngành học, sẽ lựa chọn tổ hợp 3 môn hoặc 3 bài thi từ 5 bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Tổ hợp xét tuyển này có thể theo khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D) hoặc sẽ là tổ hợp 3 môn, 3 bài thi mới, tùy theo đặc thù của ngành. Trong đó, bắt buộc phải có môn Toán hoặc (và) môn Ngữ văn. Có thể xác định môn chính (với điểm được nhân đôi) trong tổ hợp các môn thi được lựa chọn để xét tuyển. Về hình thức xét tuyển, đề án cũng nêu rõ: “Dựa vào kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2017 (không bảo lưu kết quả trước năm 2017). Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2017 của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (có/không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (có/không nhân hệ số, theo qui định của Bộ GD-ĐT). Xét tuyển từ cao đến thấp”.
Theo thí sinh phản ánh, ban đầu, trường công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) và kèm theo cách tính điểm đúng như đề án công bố. Đó là điểm xét tuyển = (điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn chính x2)x3/4 + điểm ưu tiên (nếu có) x 3/4. Ngay cách tính này đã sai vì điểm ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT là không nhân hệ số. Theo cách tính này của trường, ví dụ thí sinh có điểm thi lần lượt là 7, 8, 9 và điểm ưu tiên là 1 thì kết quả như sau: đối với ngành không có môn thi chính nhân hệ số 2 thì điểm xét tuyển = (7+8+9) + 1 = 25 điểm; đối với ngành có môn thi chính x 2: điểm xét tuyển = (7 + 8 + 9 x 2) x 3/4 + (1 x 3/4) = 33 x 3/4 + 0.75 = 25,5. Nếu điểm ưu tiên không x3/4 thì điểm sẽ là 25,75.
Như vậy, nếu trường nói năm 2017 điểm xét tuyển không tính điểm môn chính nhân hệ số 2 thì không đúng với đề án tuyển sinh mà trường đã công bố với Bộ GD-ĐT. Còn nếu nói tính điểm xét tuyển có môn chính nhân hệ số 2 và nhân cả điểm ưu tiên thì càng sai vì hướng dẫn của Bộ GD-ĐT không nhân điểm ưu tiên.
Còn nhớ vụ Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) ban đầu công bố đề án tuyển sinh là tuyển sinh cả nước, đến tháng 6 trường lại công bố chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại TPHCM. Ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo trường phải thực hiện đúng đề án tuyển sinh đã công bố vì lúc này thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tại khoản 3, Điều 3 Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy hiện hành (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐSP) đã quy định: “Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia, chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của đề án”. Công văn số 603 của Bộ GD-ĐT ngày 17-2 về hướng dẫn công tác tuyển sinh đã yêu cầu “các trường ĐH, CĐSP công bố đề án tuyển sinh 2017 trước ngày 20-3-2017”.
Trường phải sửa sai
Việc tuyển sinh ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM không thể nằm ngoài Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐSP năm 2017 của Bộ GD-ĐT. Thế nhưng đến thời điểm này mà trường mới nói thay đổi, không nhân điểm môn chính là không thể chấp nhận được. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh và ảnh hưởng đến rất nhiều trường khác.
Thứ nhất, nếu trường nói điểm chuẩn năm 2017 mà trường công bố không nhân hệ số môn chính là trường hoàn toàn sai. Vì thí sinh sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, xem đề án tuyển sinh của trường công bố, đã có sự cân nhắc và tính toán khi môn chính có điểm cao sẽ có lợi thế trong đợt điều chỉnh nguyện vọng (NV) từ ngày 15 đến 23-7.
Thứ hai, nếu trường sai thì sẽ càng tệ hơn vì thí sinh sẽ biến từ đậu thành rớt, và ngược lại là từ rớt thành đậu. Cả hai tình huống này xảy ra thí sinh đều hết cửa. Bởi lẽ năm nay phần mềm xét tuyển chung và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tham gia trong nhóm lọc ảo phía Nam có 86 trường. Nếu thí sinh từ đậu thành rớt thì cũng không thể đậu vào 1 trong số 85 trường khác vì nếu có đậu thì phần mềm lọc ảo cũng đã loại và không cho trúng tuyển những NV tiếp theo. Nếu thí sinh từ rớt thành đậu thì cũng không thể nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM vì phần mềm đã cho trúng tuyển NV ở những trường khác.
Như vậy, những người có trách nhiệm ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM không thể giải thích thế này, thế kia mà phải khẳng định cho được đúng hay sai. Nếu sai thì trường phải sửa trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Bộ GD-ĐT cũng không thể đứng ngoài sự cố này nếu trường tính điểm chuẩn sai đối với thí sinh.
Trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TPHCM đăng tải trên Cổng thông tin tuyển sinh (Bộ GD-ĐT), tại mục 2.6 về Các thông tin cần thiết để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành của trường, phần 2.6.2 về mã ngành, tổ hợp xét tuyển có tất cả 36 ngành có ghi rất rõ: “Danh sách các ngành (chương trình) đào tạo và tổ hợp xét tuyển năm 2017 (môn thi in đậm trong tổ hợp xét tuyển là môn thi chính) như sau”. Trong đó, có 12/36 ngành không có môn chính. Còn lại 24 ngành đều có môn chính. Môn chính là môn nhân hệ số 2.
Trước đó, phần 2.3 Phương thức tuyển sinh, trường mô tả phương án như sau: Với mỗi ngành học, sẽ lựa chọn tổ hợp 3 môn hoặc 3 bài thi từ 5 bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Tổ hợp xét tuyển này có thể theo khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D) hoặc sẽ là tổ hợp 3 môn, 3 bài thi mới, tùy theo đặc thù của ngành. Trong đó, bắt buộc phải có môn Toán hoặc (và) môn Ngữ văn. Có thể xác định môn chính (với điểm được nhân đôi) trong tổ hợp các môn thi được lựa chọn để xét tuyển. Về hình thức xét tuyển, đề án cũng nêu rõ: “Dựa vào kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2017 (không bảo lưu kết quả trước năm 2017). Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2017 của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (có/không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (có/không nhân hệ số, theo qui định của Bộ GD-ĐT). Xét tuyển từ cao đến thấp”.
Theo thí sinh phản ánh, ban đầu, trường công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) và kèm theo cách tính điểm đúng như đề án công bố. Đó là điểm xét tuyển = (điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn chính x2)x3/4 + điểm ưu tiên (nếu có) x 3/4. Ngay cách tính này đã sai vì điểm ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT là không nhân hệ số. Theo cách tính này của trường, ví dụ thí sinh có điểm thi lần lượt là 7, 8, 9 và điểm ưu tiên là 1 thì kết quả như sau: đối với ngành không có môn thi chính nhân hệ số 2 thì điểm xét tuyển = (7+8+9) + 1 = 25 điểm; đối với ngành có môn thi chính x 2: điểm xét tuyển = (7 + 8 + 9 x 2) x 3/4 + (1 x 3/4) = 33 x 3/4 + 0.75 = 25,5. Nếu điểm ưu tiên không x3/4 thì điểm sẽ là 25,75.
Như vậy, nếu trường nói năm 2017 điểm xét tuyển không tính điểm môn chính nhân hệ số 2 thì không đúng với đề án tuyển sinh mà trường đã công bố với Bộ GD-ĐT. Còn nếu nói tính điểm xét tuyển có môn chính nhân hệ số 2 và nhân cả điểm ưu tiên thì càng sai vì hướng dẫn của Bộ GD-ĐT không nhân điểm ưu tiên.
Còn nhớ vụ Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) ban đầu công bố đề án tuyển sinh là tuyển sinh cả nước, đến tháng 6 trường lại công bố chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại TPHCM. Ngay sau đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo trường phải thực hiện đúng đề án tuyển sinh đã công bố vì lúc này thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tại khoản 3, Điều 3 Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy hiện hành (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐSP) đã quy định: “Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia, chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của đề án”. Công văn số 603 của Bộ GD-ĐT ngày 17-2 về hướng dẫn công tác tuyển sinh đã yêu cầu “các trường ĐH, CĐSP công bố đề án tuyển sinh 2017 trước ngày 20-3-2017”.
Trường phải sửa sai
Việc tuyển sinh ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM không thể nằm ngoài Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐSP năm 2017 của Bộ GD-ĐT. Thế nhưng đến thời điểm này mà trường mới nói thay đổi, không nhân điểm môn chính là không thể chấp nhận được. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh và ảnh hưởng đến rất nhiều trường khác.
Thứ nhất, nếu trường nói điểm chuẩn năm 2017 mà trường công bố không nhân hệ số môn chính là trường hoàn toàn sai. Vì thí sinh sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, xem đề án tuyển sinh của trường công bố, đã có sự cân nhắc và tính toán khi môn chính có điểm cao sẽ có lợi thế trong đợt điều chỉnh nguyện vọng (NV) từ ngày 15 đến 23-7.
Thứ hai, nếu trường sai thì sẽ càng tệ hơn vì thí sinh sẽ biến từ đậu thành rớt, và ngược lại là từ rớt thành đậu. Cả hai tình huống này xảy ra thí sinh đều hết cửa. Bởi lẽ năm nay phần mềm xét tuyển chung và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tham gia trong nhóm lọc ảo phía Nam có 86 trường. Nếu thí sinh từ đậu thành rớt thì cũng không thể đậu vào 1 trong số 85 trường khác vì nếu có đậu thì phần mềm lọc ảo cũng đã loại và không cho trúng tuyển những NV tiếp theo. Nếu thí sinh từ rớt thành đậu thì cũng không thể nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM vì phần mềm đã cho trúng tuyển NV ở những trường khác.
Như vậy, những người có trách nhiệm ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM không thể giải thích thế này, thế kia mà phải khẳng định cho được đúng hay sai. Nếu sai thì trường phải sửa trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Bộ GD-ĐT cũng không thể đứng ngoài sự cố này nếu trường tính điểm chuẩn sai đối với thí sinh.