Riêng cơ sở chính tại TPHCM trường có đến 30ha với cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn quốc tế và là trường công lập duy nhất Việt Nam được Tổ chức QS-STARS (Vương quốc Anh) xếp hạng 5/5 sao, hoạt động dạy học và tỷ lệ sinh viên có việc làm 4/5 sao.
Sở hữu nhiều cái “nhất”
Nhớ lại những ngày đầu thành lập, GS-TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ: “Ngày 24-9-1997, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập với điều kiện vô cùng khó khăn khi trong tay chỉ có vỏn vẹn 500 triệu đồng do Liên đoàn Lao động TPHCM cấp để làm thủ tục thành lập trường. Bên cạnh đó, trường còn “gánh” thêm nhiều con số 0 khác như không cơ sở vật chất (phải đi thuê), không nhân sự (bộ khung hành chính lúc đó chỉ có 9 người và hầu như không có giảng viên), không chương trình - giáo trình - tài liệu, không phòng thí nghiệm, trang thiết bị và không tên tuổi. Tôi đã ứa nước mắt khi chứng kiến cảnh sinh viên học trong phòng học đi thuê với mồ hôi nhễ nhại”.
Tuy khởi đầu với nhiều con số 0 như vậy nhưng ban giám hiệu nhà trường đã đặt mục tiêu phải trở thành trường ĐH nghiên cứu trong thời gian 30 năm. Mục tiêu này được đặt ra cách đây 20 năm ai cũng cho rằng quá viển vông khi mà trường xác định là trường hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự chủ phần lớn về nhân sự và không nhận ngân sách từ nhà nước. Thế mà, hiện nay trường đã có 1.300 cán bộ giáo viên với 50% là tiến sĩ, trong đó thu hút hơn 200 tiến sĩ và giáo sư là người nước ngoài - nhiều nhất cả nước. Trường cũng đã hình thành 38 nhóm nghiên cứu, sở hữu đến 5 bằng sáng chế công nghệ được USPTO - Hoa Kỳ cấp (từ năm 1975 đến nay Việt Nam chỉ có 20 bằng sáng chế do USPTO cấp và chưa có trường ĐH nào có), máy đo loãng xương DXA Hologic Horizon (duy nhất tại châu Á và cả thế giới chỉ có 5 máy), 2 tạp chí khoa học tiếng Anh, tự đầu tư hệ thống siêu máy tính gần 2 triệu USD…
Phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu
Nhìn lại 20 năm phát triển, GS-TS Lê Vinh Danh tự tin chia sẻ: “Khi chúng tôi đặt mục tiêu trở thành trường ĐH nghiên cứu và lọt vào tốp 300 của thế giới không ai tin. Nhưng qua 1/3 chặng đường, giờ đây chúng tôi thấy mình xây dựng và đặt mục tiêu như vậy là có cơ sở và đang đi đúng hướng”.
Dẫn chứng cho mục tiêu này, GS Danh cho rằng trường xây dựng và phát triển dựa trên 4 điểm cốt lõi nhất mà các ĐH trên thế giới đã làm, đó là: cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quốc tế hóa. Cả 4 điểm cốt lõi này phải phát triển một cách đồng bộ thì một trường ĐH mới đạt đến chất lượng và đẳng cấp quốc tế.
Có thể nói, mục tiêu trở thành trường ĐH nghiên cứu mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đặt ra là hoàn toàn khả thi khi trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo chuẩn quốc tế. Cuối năm 2016, trường lọt vào tốp 200 (xếp hạng 156/516 trường tham gia) ĐH phát triển bền vững của thế giới do Tổ chức xếp hạng ĐH thế giới về phát triển bền vững - UI GreenMetric World University Rankings (gọi tắt là GreenMetric). Trong đó, rất nhiều tiêu chí như môi trường, cơ sở hạ tầng, năng lượng, biến đổi khí hậu, hệ thống giao thông, nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo được xếp vào tốp 100 đến 150.
Tốc độ đầu tư và phát triển của trường trong thời gian qua tăng rất nhanh. Trường đã đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất với 11 hạng mục theo chuẩn quốc tế về phòng học, thư viện, nhà thi đấu đa năng, sân vận động, ký túc xá… Chưa dừng lại đó, trong 5 năm tới, trường sẽ đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng xây dựng trên khu đất 19ha với các hạng mục như các trường quốc tế hiện hành hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có, không xin ngân sách và tất cả các tòa nhà mới sẽ sử dụng bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Nói về những hướng phát triển tiếp, GS-TS Lê Vinh Danh tự tin: “Chúng tôi sẽ tăng tỷ lệ đào tạo sau ĐH và cấp học bổng để học thạc sĩ và nghiên cứu sinh cho Việt Nam lẫn người nước ngoài. Thu hút nhiều chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và NCKH”.
Sở hữu nhiều cái “nhất”
Nhớ lại những ngày đầu thành lập, GS-TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ: “Ngày 24-9-1997, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập với điều kiện vô cùng khó khăn khi trong tay chỉ có vỏn vẹn 500 triệu đồng do Liên đoàn Lao động TPHCM cấp để làm thủ tục thành lập trường. Bên cạnh đó, trường còn “gánh” thêm nhiều con số 0 khác như không cơ sở vật chất (phải đi thuê), không nhân sự (bộ khung hành chính lúc đó chỉ có 9 người và hầu như không có giảng viên), không chương trình - giáo trình - tài liệu, không phòng thí nghiệm, trang thiết bị và không tên tuổi. Tôi đã ứa nước mắt khi chứng kiến cảnh sinh viên học trong phòng học đi thuê với mồ hôi nhễ nhại”.
Tuy khởi đầu với nhiều con số 0 như vậy nhưng ban giám hiệu nhà trường đã đặt mục tiêu phải trở thành trường ĐH nghiên cứu trong thời gian 30 năm. Mục tiêu này được đặt ra cách đây 20 năm ai cũng cho rằng quá viển vông khi mà trường xác định là trường hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự chủ phần lớn về nhân sự và không nhận ngân sách từ nhà nước. Thế mà, hiện nay trường đã có 1.300 cán bộ giáo viên với 50% là tiến sĩ, trong đó thu hút hơn 200 tiến sĩ và giáo sư là người nước ngoài - nhiều nhất cả nước. Trường cũng đã hình thành 38 nhóm nghiên cứu, sở hữu đến 5 bằng sáng chế công nghệ được USPTO - Hoa Kỳ cấp (từ năm 1975 đến nay Việt Nam chỉ có 20 bằng sáng chế do USPTO cấp và chưa có trường ĐH nào có), máy đo loãng xương DXA Hologic Horizon (duy nhất tại châu Á và cả thế giới chỉ có 5 máy), 2 tạp chí khoa học tiếng Anh, tự đầu tư hệ thống siêu máy tính gần 2 triệu USD…
Phấn đấu trở thành đại học nghiên cứu
Nhìn lại 20 năm phát triển, GS-TS Lê Vinh Danh tự tin chia sẻ: “Khi chúng tôi đặt mục tiêu trở thành trường ĐH nghiên cứu và lọt vào tốp 300 của thế giới không ai tin. Nhưng qua 1/3 chặng đường, giờ đây chúng tôi thấy mình xây dựng và đặt mục tiêu như vậy là có cơ sở và đang đi đúng hướng”.
Dẫn chứng cho mục tiêu này, GS Danh cho rằng trường xây dựng và phát triển dựa trên 4 điểm cốt lõi nhất mà các ĐH trên thế giới đã làm, đó là: cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quốc tế hóa. Cả 4 điểm cốt lõi này phải phát triển một cách đồng bộ thì một trường ĐH mới đạt đến chất lượng và đẳng cấp quốc tế.
Có thể nói, mục tiêu trở thành trường ĐH nghiên cứu mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đặt ra là hoàn toàn khả thi khi trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo chuẩn quốc tế. Cuối năm 2016, trường lọt vào tốp 200 (xếp hạng 156/516 trường tham gia) ĐH phát triển bền vững của thế giới do Tổ chức xếp hạng ĐH thế giới về phát triển bền vững - UI GreenMetric World University Rankings (gọi tắt là GreenMetric). Trong đó, rất nhiều tiêu chí như môi trường, cơ sở hạ tầng, năng lượng, biến đổi khí hậu, hệ thống giao thông, nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo được xếp vào tốp 100 đến 150.
Tốc độ đầu tư và phát triển của trường trong thời gian qua tăng rất nhanh. Trường đã đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở vật chất với 11 hạng mục theo chuẩn quốc tế về phòng học, thư viện, nhà thi đấu đa năng, sân vận động, ký túc xá… Chưa dừng lại đó, trong 5 năm tới, trường sẽ đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng xây dựng trên khu đất 19ha với các hạng mục như các trường quốc tế hiện hành hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có, không xin ngân sách và tất cả các tòa nhà mới sẽ sử dụng bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Nói về những hướng phát triển tiếp, GS-TS Lê Vinh Danh tự tin: “Chúng tôi sẽ tăng tỷ lệ đào tạo sau ĐH và cấp học bổng để học thạc sĩ và nghiên cứu sinh cho Việt Nam lẫn người nước ngoài. Thu hút nhiều chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và NCKH”.