Trao đổi với phóng viên về dự thảo Luật, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội cho rằng, không nên quá lo lắng về khả năng lạm quyền của Trưởng đặc khu. Thậm chí, theo ông Kiên, không ít lãnh đạo địa phương đã tỏ ra ngần ngại, không muốn nhận nhiệm vụ này.
* PHÓNG VIÊN: Nếu xác định tiêu chí là kinh tế, là "kiếm tiền về" - như ông nói - thì hiệu quả của bài toán đặc khu có vẻ như chưa thuyết phục. Có tính toán cho rằng mỗi đặc khu cần sự đầu tư rất lớn, như Phú Quốc dự kiến cần khoảng 40 tỷ USD, Vân Đồn thì khoảng 270.000 tỷ đồng, trong khi phần thu về, như tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), thì tới năm 2030, Nhà nước mới có thể thu được cỡ 20-30 tỷ USD từ cả 3 đặc khu?
- Tính như thế là tính theo kiểu bài toán ngân sách. Chúng ta tính cần 40 tỷ USD ở Phú Quốc hay 270.000 tỷ đồng ở Vân Đồn là tính tổng mức đầu tư để xây dựng phương án huy động được khoản vốn đó trong vòng 5-10 năm và điều đó sẽ tạo ra cú hích phát triển ở khu vực ấy.
Chính “cú hích” đến thông qua đầu tư, thông qua các sản phẩm tạo ra tại đó (mà nhà nước lại không phải bỏ nhiều tiền đến thế) mới là cái lợi thu được.
Hút được 1 khoản đầu tư cực lớn trên một diện tích đầu tư cực nhỏ, đó chính là nguyên lý của đặc khu, là lợi ích kinh tế hướng tới, chứ đó không phải là chi phí.
Còn phần vốn ngân sách nhà nước phải bỏ ra thì cũng có sao đâu, mỗi đồng bỏ ra để hút được 10 đồng về chẳng phải rất tốt, rất đáng bỏ ra sao?
- Vấn đề tùy thuộc vào cách thức ứng xử với người bỏ tiền ra như thế nào. Theo tôi, cái vướng hiện nay chính là ở quan điểm. Nếu ta "ứng xử" với các nhà đầu tư vào đặc khu giống như cách ta nhìn các nhà đầu tư BOT vừa rồi thì tôi lo còn lâu chúng ta mới làm được 3 đặc khu dự kiến.
- Tại sao ta cứ sợ Trưởng đặc khu sẽ lạm quyền mà không nghĩ người được đề xuất chắc gì đã nhận “ghế” Trưởng đặc khu nhỉ? Thực tế khi làm việc tại các tỉnh, trao đổi với những người như trong dự thảo Luật có khả năng bổ nhiệm làm Trưởng đặc khu, tôi thấy họ đều bày tỏ quan ngại nếu được giao nhiệm vụ này.
Trưởng đặc khu, nếu xếp theo thứ bậc hành chính của Việt Nam hiện nay thì… "chơi vơi", khó có thể xếp là chức vụ gì, Phó Chủ tịch tỉnh cũng không phải, Bí thư huyện ủy cũng không, nghĩa là một người “chân không tới đất, cật không tới trời”. Tôi thì nghĩ Trưởng đặc khu, nhất là trong giai đoạn “thử nghiệm thể chế” này, nên là một đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng.
- Đưa ra cơ chế đó là bởi Quảng Ninh đã có một số thí điểm và lãnh đạo địa phương lường trước được những lo lắng của dư luận để người nhận nhiệm vụ yên tâm công tác. Đã gọi là đặc khu thì phải có những hành xử không giống như là luật pháp thông thường đang áp dụng.
Ta đang quá lo lắng nên cứ ngồi nói mãi việc phải làm gì trong khi Trung Quốc – đất nước ngay sát cạnh Việt Nam, dân số 1,3 tỷ người đã làm đặc khu kinh tế suốt 30 năm qua mà mọi việc vẫn ổn đó thôi, họ không mất sự lãnh đạo của Đảng, không mất chính quyền mà lại tạo được nguồn động lực phát triển kinh tế ở phần phía Đông để lôi kéo phía Tây của đất nước phát triển. Chúng ta cần phải nỗ lực nhìn xa hơn.
- Tôi cho là đã trả lời được 3 câu trong số đó.
Thứ nhất, Việt Nam đã luật hóa các quy định với đặc khu này.
Thứ 2, có một người xác định để nhà đầu tư liên hệ khi cần, và chỉ cần 1 thôi - đó là ông Trưởng đặc khu.
Thứ 3, Nhà nước công khai những chính sách, điều kiện cần thiết để có thể trao quyền đầu tư cho doanh nghiệp.
Nhưng với câu hỏi thứ 4, mọi vấn đề có đảm bảo giải quyết nhanh, đúng như yêu cầu không thì chúng ta chưa dám hứa.
* Xin cảm ơn ông!