Giảm giá theo “phong trào”
Có lẽ chưa có thời điểm nào thị trường ô tô lại vào cuộc đua giảm giá mạnh như thời gian gần đây. Cuối năm 2016 đến nay, từ các thương hiệu ô tô “danh giá” đến những dòng bình dân đều có những chiến dịch giảm giá, khuyến mãi rầm rộ nhằm cải thiện mãi lực. “Khai hỏa” đầu tiên phải nhắc đến Ô tô Trường Hải khi tung ra đợt giảm giá gây sốc với các sản phẩm mang thương hiệu Mazda từ vài chục triệu đồng tới gần 200 triệu đồng/chiếc và chương trình này kéo dài từ cuối năm đến nay. Cùng với Mazda, hai thương hiệu Kia và Peugeot cũng giảm đáng kể từ tháng 2, tương ứng theo thứ tự với mức giảm từ 30-95 triệu đồng và 30-70 triệu đồng, tùy chiếc.
“Thông tin hàng loạt thương hiệu ô tô đua nhau giảm giá phủ ngập trên các trang báo khiến khách hàng bị “dội” và lưỡng lự trước khi quyết định mua xe, từ đó dẫn đến thị trường chùng xuống. Tính riêng tháng 5, 6 này, lượng khách hàng tại đây giảm khoảng 15%-20% so với cùng kỳ, dù giá giảm khá mạnh”, anh Ngô Thanh Trí, Phòng Kinh doanh Western Ford trên đường An Dương Vương, quận Bình Tân, TPHCM cho hay.
Trong cuộc đua giảm giá ô tô đợt này, mẫu Ford Everest giảm từ 46-135 triệu đồng. Trong đó, phiên bản Everest Trend 2.2L được các đại lý của Ford mạnh tay giảm giá lên đến 135 triệu đồng, giá thực tế tại các đại lý giảm từ 1,25 tỷ đồng xuống còn 1,115 tỷ đồng. Tương tự, mẫu Honda CR-V đang được các đại lý Honda áp dụng mức ưu đãi cao nhất với giá trị lên đến từ 90-115 triệu đồng/chiếc. Giá phiên bản CR-V 2.4 AT TG giảm trực tiếp 115 triệu đồng, giá thực tế giảm từ 1,178 tỷ đồng xuống chỉ còn 1,063 tỷ đồng. Mức ưu đãi này duy trì từ tháng 4-2017 và được dự báo vẫn sẽ tiếp tục trong tháng 6. Toyota cũng giảm cả 3 phiên bản Camry với mức 90 triệu đồng, từ đó đưa giá bán dao động trong khoảng từ 1-1,3 tỷ đồng/chiếc. Ngoài ra, các mẫu Toyota Vios, Innova cũng như Ford Focus, Honda Civic vẫn đang có mức giảm cao từ 50-80 triệu đồng/chiếc.
“Trong đợt giảm giá này, hãng Toyota không có chủ trương mà do các đại lý chủ động giảm giá. Một mặt, các đại lý Toyota giảm giá do “hùa” theo các hãng khác, mặt khác đẩy mạnh hàng tồn nhằm đạt doanh số. Nhiều đại lý chấp nhận lời ít hoặc chịu lỗ trước áp lực giảm giá”, đại diện Toyota Đông Sài Gòn, chi nhánh Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp, lý giải. Các chuyên gia trong ngành ô tô cũng cho rằng, việc giảm giá đồng loạt không hoàn toàn do tác động từ giảm thuế nhập khẩu xuống 0% mà còn nhiều lý do khác.
“Ẩn số” sau ngày 1-1-2018
Trên thực tế, giá ô tô rục rịch, sau đó giảm mạnh từ trước khi thuế nhập khẩu đang ở mức 40%, sau đó lùi về 30% từ ngày 1-1-2017 theo Hiệp định Thương mại nội khối ASEAN (AFTA). Và theo tính toán, với mức giảm 10% thuế, giá xe giảm từ 5%-7%. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường giá của các dòng xe đang giảm từ 15%-20%. Đáng chú ý, không chỉ các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN, mà ngay cả những hãng không nằm trong AFTA lẫn sản xuất trong nước cũng giảm giống nhau. Như vậy, liệu khi thuế nhập khẩu từ 30% hiện hành về 0% từ ngày 1-1-2018, giá ô tô tiếp tục giảm?
“Với tình hình hiện nay, khi thuế về 0%, giá xe niêm yết có thể tiếp tục giảm và nhu cầu sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, cũng không loại trừ tổng giá trị của chiếc xe khi đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên nếu chính sách thuế, phí được điều chỉnh”, đại diện Western Ford phân tích.
Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá xe. Ví dụ, nếu Bộ Tài chính sửa các luật như: Thuế giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt và Thuế thu nhập doanh nghiệp hay điều chỉnh các loại phí như: Phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu, bảo trì đường bộ, đăng kiểm và phí lưu hành… chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá xe.
Chuyên gia kinh tế, TS Trần Minh Ngọc, Đại học Công nghiệp TPHCM lại cho rằng, loại trừ chính sách, việc tăng, giảm giá xe sẽ phụ thuộc vào cơ chế thị trường. Bởi theo khảo sát, giá ô tô trong nước hiện đang cao hơn so với trong khu vực. Đơn cử, mức giá trung bình cao hơn gần 2 lần so với mặt bằng chung của Thái Lan hay Indonesia. “Do đó, ngoài nguyên nhân về thuế, phí, quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất lớn, việc lắp ráp kinh doanh ô tô tại Việt Nam vẫn có lợi nhuận cao. Do đó, để cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ tiếp tục buộc phải giảm giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu có lợi thế về thuế”, TS Trần Minh Ngọc phân tích.
Có lẽ chưa có thời điểm nào thị trường ô tô lại vào cuộc đua giảm giá mạnh như thời gian gần đây. Cuối năm 2016 đến nay, từ các thương hiệu ô tô “danh giá” đến những dòng bình dân đều có những chiến dịch giảm giá, khuyến mãi rầm rộ nhằm cải thiện mãi lực. “Khai hỏa” đầu tiên phải nhắc đến Ô tô Trường Hải khi tung ra đợt giảm giá gây sốc với các sản phẩm mang thương hiệu Mazda từ vài chục triệu đồng tới gần 200 triệu đồng/chiếc và chương trình này kéo dài từ cuối năm đến nay. Cùng với Mazda, hai thương hiệu Kia và Peugeot cũng giảm đáng kể từ tháng 2, tương ứng theo thứ tự với mức giảm từ 30-95 triệu đồng và 30-70 triệu đồng, tùy chiếc.
“Thông tin hàng loạt thương hiệu ô tô đua nhau giảm giá phủ ngập trên các trang báo khiến khách hàng bị “dội” và lưỡng lự trước khi quyết định mua xe, từ đó dẫn đến thị trường chùng xuống. Tính riêng tháng 5, 6 này, lượng khách hàng tại đây giảm khoảng 15%-20% so với cùng kỳ, dù giá giảm khá mạnh”, anh Ngô Thanh Trí, Phòng Kinh doanh Western Ford trên đường An Dương Vương, quận Bình Tân, TPHCM cho hay.
Trong cuộc đua giảm giá ô tô đợt này, mẫu Ford Everest giảm từ 46-135 triệu đồng. Trong đó, phiên bản Everest Trend 2.2L được các đại lý của Ford mạnh tay giảm giá lên đến 135 triệu đồng, giá thực tế tại các đại lý giảm từ 1,25 tỷ đồng xuống còn 1,115 tỷ đồng. Tương tự, mẫu Honda CR-V đang được các đại lý Honda áp dụng mức ưu đãi cao nhất với giá trị lên đến từ 90-115 triệu đồng/chiếc. Giá phiên bản CR-V 2.4 AT TG giảm trực tiếp 115 triệu đồng, giá thực tế giảm từ 1,178 tỷ đồng xuống chỉ còn 1,063 tỷ đồng. Mức ưu đãi này duy trì từ tháng 4-2017 và được dự báo vẫn sẽ tiếp tục trong tháng 6. Toyota cũng giảm cả 3 phiên bản Camry với mức 90 triệu đồng, từ đó đưa giá bán dao động trong khoảng từ 1-1,3 tỷ đồng/chiếc. Ngoài ra, các mẫu Toyota Vios, Innova cũng như Ford Focus, Honda Civic vẫn đang có mức giảm cao từ 50-80 triệu đồng/chiếc.
“Trong đợt giảm giá này, hãng Toyota không có chủ trương mà do các đại lý chủ động giảm giá. Một mặt, các đại lý Toyota giảm giá do “hùa” theo các hãng khác, mặt khác đẩy mạnh hàng tồn nhằm đạt doanh số. Nhiều đại lý chấp nhận lời ít hoặc chịu lỗ trước áp lực giảm giá”, đại diện Toyota Đông Sài Gòn, chi nhánh Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp, lý giải. Các chuyên gia trong ngành ô tô cũng cho rằng, việc giảm giá đồng loạt không hoàn toàn do tác động từ giảm thuế nhập khẩu xuống 0% mà còn nhiều lý do khác.
“Ẩn số” sau ngày 1-1-2018
Trên thực tế, giá ô tô rục rịch, sau đó giảm mạnh từ trước khi thuế nhập khẩu đang ở mức 40%, sau đó lùi về 30% từ ngày 1-1-2017 theo Hiệp định Thương mại nội khối ASEAN (AFTA). Và theo tính toán, với mức giảm 10% thuế, giá xe giảm từ 5%-7%. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường giá của các dòng xe đang giảm từ 15%-20%. Đáng chú ý, không chỉ các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN, mà ngay cả những hãng không nằm trong AFTA lẫn sản xuất trong nước cũng giảm giống nhau. Như vậy, liệu khi thuế nhập khẩu từ 30% hiện hành về 0% từ ngày 1-1-2018, giá ô tô tiếp tục giảm?
“Với tình hình hiện nay, khi thuế về 0%, giá xe niêm yết có thể tiếp tục giảm và nhu cầu sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, cũng không loại trừ tổng giá trị của chiếc xe khi đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên nếu chính sách thuế, phí được điều chỉnh”, đại diện Western Ford phân tích.
Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá xe. Ví dụ, nếu Bộ Tài chính sửa các luật như: Thuế giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt và Thuế thu nhập doanh nghiệp hay điều chỉnh các loại phí như: Phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu, bảo trì đường bộ, đăng kiểm và phí lưu hành… chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá xe.
Chuyên gia kinh tế, TS Trần Minh Ngọc, Đại học Công nghiệp TPHCM lại cho rằng, loại trừ chính sách, việc tăng, giảm giá xe sẽ phụ thuộc vào cơ chế thị trường. Bởi theo khảo sát, giá ô tô trong nước hiện đang cao hơn so với trong khu vực. Đơn cử, mức giá trung bình cao hơn gần 2 lần so với mặt bằng chung của Thái Lan hay Indonesia. “Do đó, ngoài nguyên nhân về thuế, phí, quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất lớn, việc lắp ráp kinh doanh ô tô tại Việt Nam vẫn có lợi nhuận cao. Do đó, để cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ tiếp tục buộc phải giảm giá để cạnh tranh với xe nhập khẩu có lợi thế về thuế”, TS Trần Minh Ngọc phân tích.