Tín hiệu tích cực
Ngày 7-6, một ngày sau cuộc hội đàm gần miền Đông Ladakh, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý “giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới theo nhiều hiệp định song phương”. Kết quả của cuộc họp giữa phái đoàn Ấn Độ do Trung tướng Harinder Singh, Tư lệnh Quân đoàn 14, dẫn đầu và phía Trung Quốc do Thiếu tướng Liu Lin, Tư lệnh Quân khu Nam Tân Cương, dẫn đầu, được Times of India mô tả là “tích cực”. Các nguồn tin cho biết, cuộc gặp gỡ có thể dẫn đến việc khôi phục hiện trạng ở phía Đông Ladakh. Phái đoàn Ấn Độ đã đi qua lãnh thổ Trung Quốc nơi diễn ra cuộc họp.
Theo Times of India, một số nguồn tin cho biết sẽ cần thêm một số cuộc họp quân sự cũng như ngoại giao để thực hiện việc xuống thang căng thẳng tại khu vực biên giới 2 nước đông dân nhất thế giới này. Cuộc họp hôm 6-6 diễn ra sau cuộc hội đàm ngoại giao cấp thư ký chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với việc nhắc lại quan điểm rằng hai nước không nên cho phép sự khác biệt của họ biến thành tranh chấp, phù hợp với định hướng chiến lược do Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra.
Gần chục cuộc họp trước đó giữa các cấp quân sự, bao gồm 3 người ở cấp thiếu tướng, đã thất bại trong việc phá vỡ bế tắc với cả hai quân đội bám sát vị trí tương ứng của họ gần LAC. Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) phản đối mạnh mẽ việc Ấn Độ xây dựng đường nhánh và cầu trong khu vực mà họ gọi là khu vực tranh chấp của thành phố Hồi giáo Pangong Tso và khu vực Thung lũng Galwan.
Phía Ấn Độ cũng đã xác nhận PLA thực hiện các cuộc xâm nhập vào biên giới của họ. Ấn Độ đã nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng của họ nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ đã yêu cầu PLA khôi phục hiện trạng bằng cách rút quân, những người đã đào và xây dựng các công sự sau khi chiếm giữ một số khu vực ngọn núi ở bờ Bắc Pangong Tso. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho quân đội Ấn Độ nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận các khu vực như đèo Karakoram, đồng bằng Depsang và thung lũng Galwan để phản ứng với sự kiểm soát của PLA.
Sớm tìm giải pháp
Tại hội đàm, Ấn Độ và Trung Quốc lưu ý, năm nay là dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cùng với việc nhất trí một giải pháp sớm cho vấn đề căng thẳng biên giới sẽ góp phần vào sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ.
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một trong những vấn đề quan trọng mà Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận trong một cuộc điện đàm vào đầu tuần qua, một tuần sau khi ông Trump tuyên bố đề nghị hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ranh giới Ấn Độ - Trung Quốc bao gồm Đường kiểm soát thực tế dài 3.488km. Cả hai bên đã khẳng định, trong khi chờ giải quyết cuối cùng về vấn đề ranh giới, cần phải duy trì hòa bình và hiện trạng ở các khu vực dọc theo LAC.
Việc Trung Quốc huy động quân đội vào giữa tháng 4, sau đó tổ chức nhiều cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ ở phía Đông Ladakh vào đầu tháng 5 và đồng phối hợp trên một mặt trận rộng lớn ở LAC ban đầu khiến quân đội Ấn Độ mất cảnh giác. Sau đó, Ấn Độ cũng đã di chuyển các binh sĩ của Sư đoàn 3 Bộ binh vào căn cứ và khu vực hoạt động của PLA.
Xung đột nghiêm trọng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc là cuộc chiến biên giới ngắn vào năm 1962, sau đó là cuộc đối đầu tương tự ở Doklam, ở phía Đông dãy Hymalaya kéo dài gần 3 tháng vào năm 2017.