Trùng Khánh: Hai mặt của đô thị hóa

Vành đai kinh tế một giờ
Trùng Khánh: Hai mặt của đô thị hóa

Trùng Khánh là một ví dụ cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phát triển. Đó là chia “trái ngọt” tăng trưởng kinh tế cho các vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đến 3/4 dân số.

Vành đai kinh tế một giờ

Cảng Triều Thiên Môn ở Trùng Khánh
Cảng Triều Thiên Môn ở Trùng Khánh

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã thống nhất rằng chỉ có thể giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa bằng con đường thành thị hóa nông thôn. “Đây là con đường tất cả các nước phát triển đã đi”, Đàm Tuấn, một nhà xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết.

Thực hiện chiến lược của chính phủ, các thành phố lớn ở nội địa Trung Quốc đã lao vào cuộc đua trở thành đại đô thị. Nhiều thành phố tuyên bố sẽ trở thành “thành phố đẳng cấp thế giới” chỉ trong vài năm tới. Tuy nhiên, về quy mô, tham vọng lẫn tốc độ thay đổi, Trùng Khánh sẽ tiến nhanh hơn các thành phố khác. Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc, ven sông Dương Tử, đã là thành phố lớn nhất nội địa và dự kiến, trong vòng chưa đầy một thập niên nữa, nó có thể không thua kém Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, nhờ các chính sách thúc đẩy tăng trưởng táo bạo.

Hiện nay, dân số Trùng Khánh vào khoảng 12 triệu. Do tăng trưởng kinh tế cao, thành phố thu hút mỗi năm thêm 200.000 người đến lập nghiệp. Các nhà lãnh đạo Trùng Khánh không muốn dừng lại ở đó, họ đang phát triển thành phố vượt khỏi giới hạn của nó khi nhanh chóng mua hoặc hoán đổi đất nông nghiệp ở những vùng kế cận để xây các khu dân cư mới, theo kế hoạch gọi là “vành đai kinh tế một giờ”.

Vấn nạn môi trường

Chờ việc với chiếc đòn gánh
Chờ việc với chiếc đòn gánh

Do phát triển quá nhanh, Trùng Khánh đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó ô nhiễm môi trường là dễ thấy nhất.

Trùng Khánh sống nhờ vận tải đường sông, luyện cán thép và sản xuất phụ tùng xe gắn máy, xe hơi. Hiện nay, khói bụi bốc lên đã ngưng tụ trên bầu trời, cả vào những ngày đẹp nhất, khiến thành phố luôn xám xịt.

Lãnh đạo Trùng Khánh đã lập kế hoạch dời một xưởng nấu thép lớn đang xả khói ngày đêm ở trung tâm thành phố ra ngoại ô. Họ cũng ban hành các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Nhưng người dân ở đây cho rằng kết quả đạt được chưa cao lắm.

Vũ Đặng Minh, người phụ trách một nhóm hoạt động tình nguyện về môi trường tại Trùng Khánh, cho biết, ngày càng có nhiều áp lực lên môi trường và một lý do chính là dân số tăng. “Nhiều người hơn, nghĩa là tiêu thụ nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn và chất thải nhiều hơn”, ông nói.

Trung Quốc xây dựng thêm các đại đô thị như Trùng Khánh nhằm giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa. Và người từ nông thôn đã kéo ra đây để thỏa giấc mơ đổi đời. Thế nhưng... nhiều người phải lang thang trên đường phố cùng chiếc đòn gánh, mong được ai đó thuê bốc vác hoặc gánh hàng. Nhiều người ước tìm một công việc ổn định tại các công trường xây dựng, nhưng ở những nơi này cung luôn vượt cầu.

Theo kế hoạch trên – từng được các thành phố lớn khác thực hiện – Trùng Khánh sẽ đưa 2 triệu cư dân nông thôn vào các khu vực đô thị hóa trong vòng 5 năm tới và 5 năm tiếp theo thêm 2 triệu người nữa. Các khu vực này nằm cách trung tâm thành phố tối đa một giờ chạy xe.

Năm 1978, chỉ 18% dân số Trung Quốc sống nơi thị thành. Theo dự báo của các quan chức Trung Quốc, đến năm 2010, sẽ có đến 50% dân số sống tập trung tại các thành phố.

THỤY ANH (theo New York Times)

Tin cùng chuyên mục