Họ không có giấy tờ, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, có người không được đứng tên sở hữu tài sản nào có giá trị; quan hệ giữa vợ chồng, cha con cũng không được thừa nhận về mặt pháp lý; chưa được thụ hưởng các chương trình an sinh xã hội. Liên quan đến tình trạng này, các cơ quan chức năng bước đầu đưa ra giải pháp hỗ trợ.
Không cần phải trở lại trung tâm xin xác nhận
Đối với những người không còn giấy tờ do trước đó đã có thời gian trốn trường, trốn trung tâm cai nghiện, ông Trần Ngọc Du, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, cho biết do theo quy định, tại thời điểm đưa đi cai nghiện bắt buộc phải cắt hộ khẩu thường trú. Từ năm 2003-2009, TPHCM đưa vào cơ sở chữa bệnh trên 20.000 người nghiện ma túy và họ đã tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Trong đó, có khoảng 3.000 người trốn thi hành quyết định, trốn trường, trốn trung tâm ở thời điểm trước năm 2009. Hiện nay, những người này có nhiều người đã qua đời, người thì bỏ đi nơi khác và một phần còn lại ở địa phương. Nhiều người đã không tái sử dụng ma túy, có nghề nghiệp, việc làm và có nhu cầu nhập lại hộ khẩu để ổn định cuộc sống. Ông Trần Ngọc Du nhìn nhận, trên thực tế ở các quận, huyện, người dân khi đề nghị được nhập lại hộ khẩu, các địa phương lại yêu cầu phải có quyết định miễn chấp hành đưa vào cơ sở chữa bệnh!
Về đòi hỏi này của các địa phương, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM cho rằng, điều đó đang làm khó người từng trốn trường, trốn trung tâm cai nghiện mà nay không tái nghiện. Theo ông Trần Ngọc Du, mục đích đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh là để chữa trị cho họ hết nghiện, trở thành người có ích. Do đó, mặc dù những người trốn thi hành quyết định, không thi hành hết thời gian cai nghiện nhưng hiện nay họ không còn nghiện, có việc làm ổn định, thì không nhất thiết bắt buộc họ tiếp tục phải… cai nghiện nữa.
Ông Trần Ngọc Du cho biết, ngày 2-8-2014, UBND TPHCM đã có văn bản chỉ đạo về việc giải quyết cho các đối tượng trốn thi hành, chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có câu chuyện nhập hộ khẩu. Văn bản nói rõ, trường hợp không còn sử dụng chất ma túy thì xem xét, giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định, dù người đó trước kia đã trốn quyết định, trốn điều trị… “Tuy vậy, thời gian qua, có quận, huyện vẫn chưa kịp thời giải quyết nhập hộ khẩu cho các trường hợp này, như chỉ đạo của UBND TP”, ông Du nhận xét.
Theo ông Trần Ngọc Du, quận, huyện phải xem xét, giải quyết từng trường hợp. Về quy trình nhập hộ khẩu lại, ông Trần Ngọc Du tái khẳng định, người dân không cần phải lên trường, trung tâm trước đây cai nghiện để xin lại xác nhận. Người dân chỉ cần có đơn xin miễn chấp hành quyết định để được nhập hộ khẩu, nộp cho Phòng LĐTB-XH. Sau đó, Phòng LĐTB-XH tham mưu cho Chủ tịch UBND quận, huyện ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp xã, phường vận động người đó ra xét nghiệm đột xuất tìm chất ma túy. Trường hợp không còn sử dụng ma túy thì chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú (trường hợp đối tượng còn sử dụng thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật).
Hỗ trợ theo diện hộ khó khăn đặc biệt
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận 7, cho biết quận sẽ rà soát lại toàn bộ tình trạng người không còn giấy tờ trên địa bàn 10 phường trong quận. Sau đó, giao công an xem xét từng trường hợp cụ thể. Các trường hợp người già không còn hộ khẩu ở TPHCM, không còn CMND ở TPHCM, lại không có giấy tờ gì nữa ở nơi trước khi tới (hay về lại) TPHCM và giờ đang ở nhà thuê trên địa bàn quận 7, thì chắc chắn không được hưởng chính sách theo diện hộ nghèo (có mã số) của TP. Những trường hợp này, nếu có khó khăn, các phường trong quận sẽ hỗ trợ theo diện khó khăn đặc biệt, tùy theo từng đợt lễ, tết hay có mạnh thường quân ủng hộ.
Về điều kiện đưa vào diện hộ nghèo với người không có hộ khẩu TPHCM, ông Trương Văn Lương, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TPHCM, cho hay người tạm trú ở TPHCM từ 6 tháng trở lên nếu có thu nhập hoặc các chiều xã hội (nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm…) dưới chuẩn nghèo, cận nghèo của TP thì được đưa vào diện nghèo, cận nghèo TP. Họ sẽ được hưởng chính sách như người thường trú, không khác gì nhau. Hiện nay, TPHCM có khoảng 50.000 hộ nghèo và 45.000 hộ cận nghèo. Trong đó, khoảng 10% là hộ tạm trú ở TPHCM. Tuy nhiên, ông Trương Văn Lương đánh giá, rất khó đưa vào diện hộ nghèo trong trường hợp không còn hộ khẩu ở TPHCM, không còn CMND, không đăng ký tạm trú ở TPHCM.
Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TPHCM trần tình, cũng có trường hợp, Ban chỉ đạo yêu cầu người dân về địa phương cũ xác nhận nhân thân nhưng họ không đi nên Ban chỉ đạo cũng không có cách tháo gỡ, vì họ không chứng minh được nhân thân ngày xưa ở đâu, có hộ khẩu thế nào, quá trình ở đó có vi phạm quy định gì của địa phương không… Người dân không chứng minh được nhân thân thì Ban chỉ đạo không đưa được vô diện hộ nghèo, cận nghèo để giải quyết chính sách được.
Không cần phải trở lại trung tâm xin xác nhận
Đối với những người không còn giấy tờ do trước đó đã có thời gian trốn trường, trốn trung tâm cai nghiện, ông Trần Ngọc Du, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, cho biết do theo quy định, tại thời điểm đưa đi cai nghiện bắt buộc phải cắt hộ khẩu thường trú. Từ năm 2003-2009, TPHCM đưa vào cơ sở chữa bệnh trên 20.000 người nghiện ma túy và họ đã tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Trong đó, có khoảng 3.000 người trốn thi hành quyết định, trốn trường, trốn trung tâm ở thời điểm trước năm 2009. Hiện nay, những người này có nhiều người đã qua đời, người thì bỏ đi nơi khác và một phần còn lại ở địa phương. Nhiều người đã không tái sử dụng ma túy, có nghề nghiệp, việc làm và có nhu cầu nhập lại hộ khẩu để ổn định cuộc sống. Ông Trần Ngọc Du nhìn nhận, trên thực tế ở các quận, huyện, người dân khi đề nghị được nhập lại hộ khẩu, các địa phương lại yêu cầu phải có quyết định miễn chấp hành đưa vào cơ sở chữa bệnh!
Về đòi hỏi này của các địa phương, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM cho rằng, điều đó đang làm khó người từng trốn trường, trốn trung tâm cai nghiện mà nay không tái nghiện. Theo ông Trần Ngọc Du, mục đích đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh là để chữa trị cho họ hết nghiện, trở thành người có ích. Do đó, mặc dù những người trốn thi hành quyết định, không thi hành hết thời gian cai nghiện nhưng hiện nay họ không còn nghiện, có việc làm ổn định, thì không nhất thiết bắt buộc họ tiếp tục phải… cai nghiện nữa.
Ông Trần Ngọc Du cho biết, ngày 2-8-2014, UBND TPHCM đã có văn bản chỉ đạo về việc giải quyết cho các đối tượng trốn thi hành, chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có câu chuyện nhập hộ khẩu. Văn bản nói rõ, trường hợp không còn sử dụng chất ma túy thì xem xét, giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định, dù người đó trước kia đã trốn quyết định, trốn điều trị… “Tuy vậy, thời gian qua, có quận, huyện vẫn chưa kịp thời giải quyết nhập hộ khẩu cho các trường hợp này, như chỉ đạo của UBND TP”, ông Du nhận xét.
Theo ông Trần Ngọc Du, quận, huyện phải xem xét, giải quyết từng trường hợp. Về quy trình nhập hộ khẩu lại, ông Trần Ngọc Du tái khẳng định, người dân không cần phải lên trường, trung tâm trước đây cai nghiện để xin lại xác nhận. Người dân chỉ cần có đơn xin miễn chấp hành quyết định để được nhập hộ khẩu, nộp cho Phòng LĐTB-XH. Sau đó, Phòng LĐTB-XH tham mưu cho Chủ tịch UBND quận, huyện ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp xã, phường vận động người đó ra xét nghiệm đột xuất tìm chất ma túy. Trường hợp không còn sử dụng ma túy thì chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú (trường hợp đối tượng còn sử dụng thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật).
Hỗ trợ theo diện hộ khó khăn đặc biệt
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận 7, cho biết quận sẽ rà soát lại toàn bộ tình trạng người không còn giấy tờ trên địa bàn 10 phường trong quận. Sau đó, giao công an xem xét từng trường hợp cụ thể. Các trường hợp người già không còn hộ khẩu ở TPHCM, không còn CMND ở TPHCM, lại không có giấy tờ gì nữa ở nơi trước khi tới (hay về lại) TPHCM và giờ đang ở nhà thuê trên địa bàn quận 7, thì chắc chắn không được hưởng chính sách theo diện hộ nghèo (có mã số) của TP. Những trường hợp này, nếu có khó khăn, các phường trong quận sẽ hỗ trợ theo diện khó khăn đặc biệt, tùy theo từng đợt lễ, tết hay có mạnh thường quân ủng hộ.
Về điều kiện đưa vào diện hộ nghèo với người không có hộ khẩu TPHCM, ông Trương Văn Lương, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TPHCM, cho hay người tạm trú ở TPHCM từ 6 tháng trở lên nếu có thu nhập hoặc các chiều xã hội (nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm…) dưới chuẩn nghèo, cận nghèo của TP thì được đưa vào diện nghèo, cận nghèo TP. Họ sẽ được hưởng chính sách như người thường trú, không khác gì nhau. Hiện nay, TPHCM có khoảng 50.000 hộ nghèo và 45.000 hộ cận nghèo. Trong đó, khoảng 10% là hộ tạm trú ở TPHCM. Tuy nhiên, ông Trương Văn Lương đánh giá, rất khó đưa vào diện hộ nghèo trong trường hợp không còn hộ khẩu ở TPHCM, không còn CMND, không đăng ký tạm trú ở TPHCM.
Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững TPHCM trần tình, cũng có trường hợp, Ban chỉ đạo yêu cầu người dân về địa phương cũ xác nhận nhân thân nhưng họ không đi nên Ban chỉ đạo cũng không có cách tháo gỡ, vì họ không chứng minh được nhân thân ngày xưa ở đâu, có hộ khẩu thế nào, quá trình ở đó có vi phạm quy định gì của địa phương không… Người dân không chứng minh được nhân thân thì Ban chỉ đạo không đưa được vô diện hộ nghèo, cận nghèo để giải quyết chính sách được.