Trở lại “bến cảng lòng dân” đường Hồ Chí Minh trên biển

Cách đây 60 năm, những người con ưu tú của cách mạng ở vùng đất cực Nam Tổ quốc đã góp phần mở con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Bây giờ, đường Hồ Chí Minh (trên bộ) đã về đến Mũi Cà Mau. Hai tuyến đường này đã góp phần làm đổi thay cuộc sống người dân nơi cực Nam Tổ quốc. 

Nói đến con đường huyền thoại trên biển không thể không nhắc bến Vàm Lũng (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Ngày 11-10-1962, chuyến tàu đầu tiên của “đoàn tàu không số”, mang phiên hiệu “Phương Đông 1” (thuộc Đoàn vận tải biển 759 - Lữ đoàn 125) chở 30 tấn vũ khí từ bến Đồ Sơn (Hải Phòng) mở đường vào Nam. Ngày 16-10-1962, tàu “Phương Đông 1” do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy, đã cập bến Vàm Lũng an toàn.

Đây là chuyến tàu của “đoàn tàu không số” khai thông tuyến vận tải chiến lược trên biển Đông - đường Hồ Chí Minh trên biển. Từ năm 1962 đến 1970, bến Vàm Lũng tiếp nhận 75 tàu, với trên 4.400 tấn vũ khí, trang thiết bị cho chiến trường miền Nam. “Bến cảng lòng dân” là cách gọi thân thương của cán bộ, chiến sĩ khi nhắc về địa danh Vàm Lũng.

Ông Trịnh Thành Trung, Chủ tịch UBND xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển), cho biết, bến Vàm Lũng đã có nhiều đổi thay, diện mạo nông thôn khởi sắc. Thời gian qua, hạ tầng giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư và có sự chuyển biến rõ nét. Đường ô tô đã về đến trung tâm xã, mạng lưới giao thông liên kết giữa các ấp được đầu tư đồng bộ. Qua đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ 9. Ảnh: VIỆT DŨNG

Thành ủy TPHCM phê duyệt đề án khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM vừa phê duyệt đề án “Vận dụng, triển khai thực hiện Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, đồng thời bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung khi có rủi ro trong thi hành công vụ”.

Giám đốc Sở GTCC TPHCM Trần Quang Lâm trả lời. Ảnh: VIỆT DŨNG

Giám đốc Sở Giao thông Công chánh TPHCM nói về thu phí ô tô dưới lòng đường bị lỗ

Chiều 2-4, tại phiên họp kinh tế - xã hội quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp quý 2-2025, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chất vấn Giám đốc Sở Giao thông Công chánh (GTCC) TPHCM Trần Quang Lâm về hiệu quả thu phí đậu ô tô dưới lòng đường và tình trạng chỉnh trang vỉa hè ảnh hưởng đến cây xanh.

Ảnh: SGGPO

Nhiều hoạt động chào mừng dự kiến diễn ra sáng 30-4

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dự kiến diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4, tại tuyến đường Lê Duẩn (quận 1) và một số tuyến đường trung tâm TPHCM.

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

Lúc 10 giờ sáng 2-4, tại Giáo xứ Vườn Xoài (số 413 đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, TPHCM), Linh mục Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận TPHCM, chủ sự nghi thức tẫn liệm Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ.