Đáng chú ý, trong số các bị cáo có đơn kháng cáo, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) đã kháng cáo kêu oan. Bị cáo Thanh cho rằng bản thân bị cáo không tham ô tài sản và bị cáo vô tội. Do vậy, trong đơn kháng cáo bị cáo Thanh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ kết luận của bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự, dân sự cho bị cáo. Trước đó, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”.
Các bị cáo khác đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 5-2 đã tuyên. Là người bị TAND TP tuyên phạt 9 năm tù giam về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) đã kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và giảm nhẹ mức hình phạt vì cho rằng mức án 9 năm tù mà TAND TP Hà Nội đã tuyên là quá nặng. Bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan) cho rằng bản án 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản” mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt là quá cao. Do vậy, bị cáo Hương đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại hồ sơ vụ án và xem xét lại trách nhiệm của bị cáo trong việc chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng và 14 tỷ đồng cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh thông qua Đinh Mạnh Thắng. Bị cáo Thái Kiều Hương cũng cho rằng trong vụ việc này, bản thân không được hưởng lợi và tại thời điểm chuyển tiền cũng không biết đây là nguồn tiền bất hợp pháp. Trong đơn kháng cáo, bị cáo Hương cũng bày tỏ mong muốn được Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức án và đưa ra bản án hợp lý để sớm được trở về với xã hội và đoàn tụ với gia đình.
Trong khi đó, bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land) đề nghị xem xét lại mức án 16 năm tù mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt vì cho rằng bản án 16 năm tù đối với bản thân là quá nặng và chưa thỏa đáng. Đồng thời, bị cáo Phong cũng đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do gia đình đã nộp quá số tiền mà bị cáo Phong đã nhận trong vụ án.
Các bị cáo khác đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Hà Nội ngày 5-2 đã tuyên. Là người bị TAND TP tuyên phạt 9 năm tù giam về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) đã kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và giảm nhẹ mức hình phạt vì cho rằng mức án 9 năm tù mà TAND TP Hà Nội đã tuyên là quá nặng. Bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan) cho rằng bản án 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản” mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt là quá cao. Do vậy, bị cáo Hương đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại hồ sơ vụ án và xem xét lại trách nhiệm của bị cáo trong việc chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho bị cáo Đinh Mạnh Thắng và 14 tỷ đồng cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh thông qua Đinh Mạnh Thắng. Bị cáo Thái Kiều Hương cũng cho rằng trong vụ việc này, bản thân không được hưởng lợi và tại thời điểm chuyển tiền cũng không biết đây là nguồn tiền bất hợp pháp. Trong đơn kháng cáo, bị cáo Hương cũng bày tỏ mong muốn được Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức án và đưa ra bản án hợp lý để sớm được trở về với xã hội và đoàn tụ với gia đình.
Trong khi đó, bị cáo Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land) đề nghị xem xét lại mức án 16 năm tù mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt vì cho rằng bản án 16 năm tù đối với bản thân là quá nặng và chưa thỏa đáng. Đồng thời, bị cáo Phong cũng đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do gia đình đã nộp quá số tiền mà bị cáo Phong đã nhận trong vụ án.