Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Cấm vận tàn nhẫn, không hiệu quả
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 30-9 tuyên bố Washington mở các kênh liên lạc với Bình Nhưỡng và đang tìm hiểu liệu Triều Tiên có sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán về từ bỏ các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Tuy nhiên, ngay sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert cho biết giới chức Triều Tiên không hề tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đàm phán về việc phi hạt nhân hóa.
Về phía Triều Tiên, nước này cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Bình Nhưỡng mặc dù đang “gây thiệt hại nặng nề” song sẽ không thể khiến nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải một tuyên bố từ một người phát ngôn của Ủy ban Điều tra thiệt hại do các lệnh trừng phạt Triều Tiên, trong đó cáo buộc Mỹ gây ra “tội ác tàn nhẫn”. Người phát ngôn này nhấn mạnh: “Thiệt hại to lớn mà các lệnh trừng phạt gây ra đối với sự phát triển của đất nước cũng như cuộc sống của người dân Triều Tiên là ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, sẽ là một giấc mơ ngốc nghếch nếu nghĩ rằng những lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu quả đối với Triều Tiên”. Theo người phát ngôn này, các lệnh trừng phạt đã không thể ngăn cản Triều Tiên chính thức trở thành một quốc gia hạt nhân và liên tục đạt được những tiến triển trong việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh trong hơn nửa thế kỷ qua.
Tiếp tục tăng sức ép với Triều Tiên
Ngày 1-10, Ngoại trưởng Italia Angelino Alfano thông báo Đại sứ Triều Tiên tại Rome sẽ phải rời khỏi nước này. Bên cạnh đó, ông Alfano cũng hoan nghênh tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về việc Washington đang cân nhắc khả năng đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng. Trước đó, Bộ Ngoại giao các nước Tây Ban Nha, Mexico, Peru và Kuwait đã yêu cầu trục xuất đại sứ Triều Tiên liên quan chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ngày 1-10, Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết Seoul và Washington đang duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên, cả trong việc đáp trả trước các hành động khiêu khích của nước này và tìm kiếm đối thoại, bất chấp việc Bình Nhưỡng tỏ ra không quan tâm tới việc tham gia các cuộc đối thoại. Trong một tuyên bố với báo giới, người phát ngôn Nhà Xanh Park Soo-hyun cho biết cả Hàn Quốc và Mỹ thống nhất nguyên tắc “các lệnh trừng phạt và sức ép tối đa” là cần thiết để thay đổi chính sách của Triều Tiên và buộc nước này quay trở lại bàn đàm phán. Ngoài ra, hai bên cũng đang tham vấn chặt chẽ với nhau về vấn đề này.
Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc về cam kết của Bắc Kinh trong việc hạn chế nhập khẩu than, sắt, quặng sắt, chì và quặng chì, và hải sản của Triều Tiên. Nếu thực hiện đầy đủ, việc cấm các mặt hàng này có thể làm giảm đáng kể doanh thu của Triều Tiên trong năm nay. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Triều Tiên thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc vào năm 2016. Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Triều Tiên. Washington nói Trung Quốc là chìa khóa để cắt đứt quan hệ tiền tệ của Bình Nhưỡng.
Cấm vận tàn nhẫn, không hiệu quả
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 30-9 tuyên bố Washington mở các kênh liên lạc với Bình Nhưỡng và đang tìm hiểu liệu Triều Tiên có sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán về từ bỏ các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Tuy nhiên, ngay sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert cho biết giới chức Triều Tiên không hề tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đàm phán về việc phi hạt nhân hóa.
Về phía Triều Tiên, nước này cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Bình Nhưỡng mặc dù đang “gây thiệt hại nặng nề” song sẽ không thể khiến nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải một tuyên bố từ một người phát ngôn của Ủy ban Điều tra thiệt hại do các lệnh trừng phạt Triều Tiên, trong đó cáo buộc Mỹ gây ra “tội ác tàn nhẫn”. Người phát ngôn này nhấn mạnh: “Thiệt hại to lớn mà các lệnh trừng phạt gây ra đối với sự phát triển của đất nước cũng như cuộc sống của người dân Triều Tiên là ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, sẽ là một giấc mơ ngốc nghếch nếu nghĩ rằng những lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu quả đối với Triều Tiên”. Theo người phát ngôn này, các lệnh trừng phạt đã không thể ngăn cản Triều Tiên chính thức trở thành một quốc gia hạt nhân và liên tục đạt được những tiến triển trong việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh trong hơn nửa thế kỷ qua.
Tiếp tục tăng sức ép với Triều Tiên
Ngày 1-10, Ngoại trưởng Italia Angelino Alfano thông báo Đại sứ Triều Tiên tại Rome sẽ phải rời khỏi nước này. Bên cạnh đó, ông Alfano cũng hoan nghênh tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về việc Washington đang cân nhắc khả năng đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng. Trước đó, Bộ Ngoại giao các nước Tây Ban Nha, Mexico, Peru và Kuwait đã yêu cầu trục xuất đại sứ Triều Tiên liên quan chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Ngày 1-10, Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết Seoul và Washington đang duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên, cả trong việc đáp trả trước các hành động khiêu khích của nước này và tìm kiếm đối thoại, bất chấp việc Bình Nhưỡng tỏ ra không quan tâm tới việc tham gia các cuộc đối thoại. Trong một tuyên bố với báo giới, người phát ngôn Nhà Xanh Park Soo-hyun cho biết cả Hàn Quốc và Mỹ thống nhất nguyên tắc “các lệnh trừng phạt và sức ép tối đa” là cần thiết để thay đổi chính sách của Triều Tiên và buộc nước này quay trở lại bàn đàm phán. Ngoài ra, hai bên cũng đang tham vấn chặt chẽ với nhau về vấn đề này.
Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc về cam kết của Bắc Kinh trong việc hạn chế nhập khẩu than, sắt, quặng sắt, chì và quặng chì, và hải sản của Triều Tiên. Nếu thực hiện đầy đủ, việc cấm các mặt hàng này có thể làm giảm đáng kể doanh thu của Triều Tiên trong năm nay. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Triều Tiên thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc vào năm 2016. Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Triều Tiên. Washington nói Trung Quốc là chìa khóa để cắt đứt quan hệ tiền tệ của Bình Nhưỡng.
Theo các quan chức Mỹ và Hàn Quốc, thời gian nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của Trung Quốc, tiếp theo là chuẩn bị khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 (khai mạc vào ngày 18-10) là thời điểm Triều Tiên có thể tiến hành thêm các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong tháng 10 sẽ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên để tập trận với hải quân Hàn Quốc.