Ông Vân kể, “Trước đây, gia đình chủ yếu làm nông và trồng trọt, nhưng kinh tế không có gì thay đổi. Vì thế, năm 2010, tôi “lấn sân” sang lĩnh vực chăn nuôi bò thịt và bò sữa để tìm kiếm cơ hội. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa có nhiều điểm tương đồng về quy trình, chăm sóc khẩu phần ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh...
Tuy nhiên, nuôi bò thịt đơn giản hơn bò sữa, chỉ chú trọng vào công đoạn vỗ béo, tăng trọng để cho thịt nhiều và chất lượng. Trong khi đó, với chăn nuôi bò sữa, cách thức cho ăn và chăm sóc đòi hỏi phải có sự chăm chút hơn, đặc biệt phải chú trọng vào khâu chăm sóc khi bò động dục, sinh sản và kỹ thuật vắt sữa để cho ra sản phẩm sữa đạt chất lượng cao. Thức ăn của bò sữa thì rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến đều là nguồn thức ăn có giá trị, nhưng cỏ vẫn là thức ăn quan trọng nhất”.
Vì thế, ông đã trồng hơn 4ha cỏ voi, cỏ sorghum… để có nguồn cỏ đảm bảo chất lượng, cung cấp lượng thức ăn thô xanh thường xuyên cho đàn bò. Ngoài ra, để có thể chăm sóc tốt đàn bò của mình, ngoài việc chịu khó tham khảo tài liệu sách báo và trao đổi kinh nghiệm thực tế từ các hộ chăn nuôi khác, ông còn tích cực tham gia các buổi tập huấn của cơ quan khuyến nông và Hội Nông dân địa phương tổ chức. Ông cho biết đã được Trung tâm Khuyến nông TPHCM hỗ trợ 5 bình nhôm và 1 máy vắt sữa, giúp ông có điều kiện chăm sóc và đảm bảo chất lượng nguồn sữa của đàn bò.
Sự chịu khó, tận tụy với nghề đã giúp ông ngày càng nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò, đến nay có hơn 80 con, trong đó có 43 con bò sữa. Từ đàn bò này, mỗi ngày ông thu trung bình 400kg - 450kg sữa và bán với giá chuẩn 14.000 đồng/kg cho Công ty Vinamilk. Sau khi trừ chi phí thức ăn, điện nước và tiền thuê 3 nhân công chăm sóc đàn bò (mỗi người lương trung bình 5 - 6 triệu đồng/tháng), mỗi tháng ông lãi trung bình 75 - 80 triệu đồng. Chính vì vậy, ông được nhiều nông dân quanh vùng gọi là “triệu phú nuôi bò trên đất thép”.
Chia sẻ về những thành công của mình, ông Vân nói: “Là một nông dân quanh năm gắn bó với trồng trọt, chăn nuôi, tôi nhận thấy dù làm về lĩnh vực nào chúng ta cũng cần có sự tỉ mỉ, chịu khó và tận tâm, sự nhiệt huyết và hăng say trong công việc sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, có được thành công với nghề”.
Vì thế, ông đã trồng hơn 4ha cỏ voi, cỏ sorghum… để có nguồn cỏ đảm bảo chất lượng, cung cấp lượng thức ăn thô xanh thường xuyên cho đàn bò. Ngoài ra, để có thể chăm sóc tốt đàn bò của mình, ngoài việc chịu khó tham khảo tài liệu sách báo và trao đổi kinh nghiệm thực tế từ các hộ chăn nuôi khác, ông còn tích cực tham gia các buổi tập huấn của cơ quan khuyến nông và Hội Nông dân địa phương tổ chức. Ông cho biết đã được Trung tâm Khuyến nông TPHCM hỗ trợ 5 bình nhôm và 1 máy vắt sữa, giúp ông có điều kiện chăm sóc và đảm bảo chất lượng nguồn sữa của đàn bò.
Sự chịu khó, tận tụy với nghề đã giúp ông ngày càng nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò, đến nay có hơn 80 con, trong đó có 43 con bò sữa. Từ đàn bò này, mỗi ngày ông thu trung bình 400kg - 450kg sữa và bán với giá chuẩn 14.000 đồng/kg cho Công ty Vinamilk. Sau khi trừ chi phí thức ăn, điện nước và tiền thuê 3 nhân công chăm sóc đàn bò (mỗi người lương trung bình 5 - 6 triệu đồng/tháng), mỗi tháng ông lãi trung bình 75 - 80 triệu đồng. Chính vì vậy, ông được nhiều nông dân quanh vùng gọi là “triệu phú nuôi bò trên đất thép”.
Chia sẻ về những thành công của mình, ông Vân nói: “Là một nông dân quanh năm gắn bó với trồng trọt, chăn nuôi, tôi nhận thấy dù làm về lĩnh vực nào chúng ta cũng cần có sự tỉ mỉ, chịu khó và tận tâm, sự nhiệt huyết và hăng say trong công việc sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, có được thành công với nghề”.