Triển vọng tiền tệ và đầu tư năm 2022: USD vẫn chiếm thế thượng phong

Giới phân tích cho rằng, hầu hết các loại tiền tệ sẽ gặp khó khăn để tạo ra bất kỳ sự tăng giá nào so với đồng USD những tháng tới, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được cho là sẽ cung cấp cho “đồng bạc xanh” đủ động lực để mở rộng sự thống trị của mình trong năm 2022.
Nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng chứng khoán khởi sắc trong năm 2022
Nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng chứng khoán khởi sắc trong năm 2022

Không có đối thủ

Theo cuộc khảo sát được hãng tin Reuters thực hiện đối với 49 nhà chiến lược kinh doanh ngoại hối, có gần 2/3 số ý kiến cho rằng sự chênh lệch về lãi suất sẽ quyết định các diễn biến trên những thị trường ngoại hối lớn trong thời gian tới. Ngoài ra, có 2 chuyên gia lo ngại về sự tác động từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đối với thị trường ngoại hối. Có 80% các nhà phân tích được hỏi cho biết sự biến động trên thị trường ngoại hối sẽ gia tăng trong 3 tháng tới, đối với cả các đồng tiền chủ chốt, cũng như những đồng tiền đang nổi lên.

Trong khi đó, FED, hiện được các nhà giao dịch kỳ vọng sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 tới và bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ ngay sau đó, sẽ cung cấp các chính sách giúp đồng USD có lợi thế so với các đồng tiền chủ chốt khác. Ông Kerry Craig, chiến lược gia thị trường toàn cầu thuộc Công ty Quản lý đầu tư JP Morgan, cho biết: “Đồng USD rất mạnh vào thời điểm cuối năm, chủ yếu là do chênh lệch lãi suất ngày càng gia tăng và đà tăng lạm phát ở Mỹ so với các thị trường lớn khác như Nhật Bản và châu Âu. Thực tế là FED đang trở nên quyết đoán hơn và phản ứng để đạt được điều đó”. Các dự báo của giới truyền thông cũng cho thấy quan điểm tương tự, trong bối cảnh các nhà phân tích không kỳ vọng các loại tiền tệ chủ chốt và mới nổi sẽ tạo ra bất kỳ bước tiến đáng kể nào so với USD.

Trong số các loại tiền tệ mới nổi được thăm dò ý kiến, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được dự đoán sụt giảm giá trị gần 2% trong năm 2022; trong khi đồng ringgit của Malaysia và đồng rupee của Ấn Độ cũng dự kiến suy yếu khoảng 1%; đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo giảm 14% trong năm nay; đồng rand của Nam Phi được dự báo duy trì biên độ trong 6 tháng tới, nhưng giảm 0,4%. Hầu hết các đồng tiền chủ chốt hầu như không hy vọng có thể bù đắp lại sự mất giá của năm 2021 trong vòng 12 tháng tới. Đồng EUR được dự báo tăng trở lại chưa tới 1,5% vào cuối năm 2022, sau khi mất giá gần 7% trong năm trước đó. Đồng yen (Nhật Bản) dự kiến giao dịch quanh mức hiện tại và đồng franc Thụy Sĩ giảm khoảng 3% trong năm nay.

Đầu tư an toàn

Trước những đánh giá mới nhất về triển vọng tiền tệ của giới chuyên gia, các nhà tư vấn của Forbes, Mỹ, cho rằng vàng và bất động sản vẫn là nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư. Những người muốn mạo hiểm cũng có thể cân nhắc đến việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Các chuyên gia tư vấn của Forbes khuyến nghị, cần tránh mua một mã cổ phiếu đơn thuần. Khi thị trường tăng điểm, rất dễ xảy ra hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội và nhà đầu tư lao vào các cổ phiếu nóng có thể là cổ phiếu được rỉ tai rằng sắp lên giá. Thay vào đó, nhà đầu tư cần ý thức được việc đầu tư vào rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ số) nhằm hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng. Các thành phần trong rổ được lựa chọn và dựa theo khuyến nghị của các chuyên gia, hay được tùy chỉnh dựa theo sở thích của nhà đầu tư. Hai loại rổ chứng khoán được khuyến nghị cho năm 2022 gồm: rổ đa tài sản với mức rủi ro thấp và rổ luân chuyển ngành đa dạng với mức rủi ro trung bình. Xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp ESG được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ và trở thành dòng chính trong các xu hướng đầu tư toàn cầu, nhất là trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Trong khi đó, hãng tin CNBC, Mỹ, cho rằng có tới 22 cách đầu tư và kiếm tiền thông minh hơn vào năm 2022, nhưng tựu trung lại vẫn là đầu tư cho chính mình bằng việc kiểm soát tài khoản, đầu tư vào các quỹ chỉ số an toàn, tiết kiệm phòng khi sa cơ và quan trọng nhất là tìm ra số tiền có thể cần tích trữ để hỗ trợ bản thân khi vì một lý do nào đó phải ngừng làm việc toàn thời gian. Điều này sẽ khác nhau đối với mọi người, tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, quy mô gia đình, vị trí, sức khỏe, kế hoạch hưu trí, khoản chi trả an sinh xã hội… với tâm niệm mọi sự có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị ảnh hưởng của rủi ro khí hậu

Ngày 8-4, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, công bố báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá mức độ sẵn sàng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam nằm trong 11 nước dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô.

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi đảo ngược chính sách thuế bất thành

Tỷ phú Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã trực tiếp kêu gọi Tổng thống Mỹ đảo ngược quyết định áp thuế nhưng không thành công. Theo Washington Post, đây là lần hiếm hoi hai nhân vật này bất đồng sâu sắc về một chính sách kinh tế quan trọng.

Làng... kỹ thuật số

Làng... kỹ thuật số

Trung Quốc là một trong những quốc gia có năng suất nông nghiệp cao nhất thế giới. Trong bối cảnh phát triển chung, chính phủ nước này đã nỗ lực định vị các làng kỹ thuật số ở vùng nông thôn như một chiến lược quốc gia.

Khu tài chính của thành phố London có thể được nhìn thấy khi mọi người đi bộ dọc theo bờ Nam của sông Thames. Ảnh: REUTERS

Nước Anh 5 năm sau Brexit

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, phe ủng hộ nước này rời khỏi EU (Brexit) đã miêu tả tương lai tươi sáng cho người dân Anh sau sự kiện này: Anh sẽ không còn yếu thế như một thành viên của EU, sẽ triển khai hợp tác tự do thương mại và tài chính trên phạm vi toàn thế giới…

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại. Ảnh: THE GLOBAL NEW LIGHT OF MYANMAR

Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Ngày 6-4, Báo The Global New Light of Myanmar đưa tin, sân bay quốc tế Mandalay và tuyến đường sắt Yangon-Mandalay đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng dịch vụ do thiệt hại từ trận động đất mạnh xảy ra ngày 28-3 vừa qua.

Biểu tình tại Mỹ phản đối chính sách thuế của Tổng thống Trump. Ảnh từ video của ABC NEWS

Biểu tình phản đối các chính sách mới tại Mỹ

Theo ABC News, vào ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Washington và nhiều thành phố để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Muôn sắc hoa xuân châu Âu

Mùa xuân ở châu Âu là quãng thời gian khiến con người và muôn loài hưng phấn nhất. Sau những ngày tháng mùa đông dài tưởng như vô tận, lạnh lẽo và ướt át thì nắng xuân bừng lên, nhiệt độ tăng làm tan băng giá, cây cỏ nở bung những đóa hoa và chồi non lên ánh nõn. Sóc thỏ tung tăng chạy nhảy, chim hót vang lừng. Đất trời vào mùa sinh sôi nảy lộc.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu nhất kể từ năm 2020

Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng trong tuần (ngày 4-4), thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất từ năm 2020 đến nay, sau khi Trung Quốc công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Mỹ tương tự mức thuế Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khóa họp lần thứ 58 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva (Thụy SĨ) đã kết thúc vào ngày 4-4 (giờ địa phương), đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam, qua việc chủ trì một phát biểu chung và nhiều phát biểu đóng góp cho cộng đồng quốc tế.

Người tiêu dùng Mỹ đối mặt giá nông sản nhập khẩu tăng do thuế cao. Ảnh: KEYSTONE

Thuế đối ứng của Mỹ: Các nước tiếp tục phản ứng, chuyên gia lo “rủi ro” lớn

Ngày 4-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc áp thuế đối ứng các nước giúp Washington nắm quyền chủ động trong quan hệ thương mại; khả năng giảm thuế sẽ phụ thuộc vào mức độ nhượng bộ của các đối tác đối với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, nhiều nước tiếp tục có phản ứng mạnh về quyết định này của Mỹ.