Tri ân đồng đội

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tiếng gọi “đồng đội ơi” vẫn đêm ngày thôi thúc những bộ đội Cụ Hồ năm xưa cơm đùm, gạo bới, băng rừng, lội suối đi tìm và đưa hài cốt đồng đội về với đất mẹ.
Ông Võ Văn Lâm cùng cán bộ, chiến sĩ Thị đội Hương Thủy tìm hài cốt liệt sĩ
Ông Võ Văn Lâm cùng cán bộ, chiến sĩ Thị đội Hương Thủy tìm hài cốt liệt sĩ

Cầm sổ đỏ vay tiền tìm hài cốt đồng đội

Trong ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa xóm Hưng Trung (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Hĩnh), người cựu chiến binh Nguyễn Như Trinh nhớ lại, tháng 6-1974, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và làm trinh sát quân báo của Tổng cục Tình báo (Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ chính của ông là đột nhập vào trong lòng địch để vẽ lại các sơ đồ cứ điểm của quân địch trên địa bàn Đồng Nai, Tây Ninh…, sau đó báo về cho các đơn vị quân đoàn tổ chức lực lượng đánh địch. 

Rời quân ngũ trở về quê với tỷ lệ thương tật 35% và nhiễm chất độc hóa học tỷ lệ 55%, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương trong người ông Trinh lại tái phát, đau ê ẩm. Dù phải đi bệnh viện chạy chữa nhiều lần, nhưng hễ cứ thấy trong người khỏe lại là ông lập tức tiếp tục thực hiện tâm nguyện đền ơn đáp nghĩa. “Đêm nào tui cũng trằn trọc nghĩ về hình ảnh những đồng đội, đồng chí mình đang nằm lạnh lẽo lẩn khuất ở đâu đó dưới lòng đất tại các chiến trường… Tôi suy nghĩ, chừng nào mình còn sức khỏe thì phải cố gắng hết sức đi tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ, giúp làm nhà tình nghĩa, góp phần xoa dịu nỗi đau thương mất mát, khó khăn trong cuộc sống cho gia đình thân nhân các liệt sĩ, đồng đội. Có như vậy, tôi mới cảm thấy yên lòng được”, ông Trinh tâm sự.

Từ những suy nghĩ ấy, năm 2006 ông Trinh xin thành lập và làm Trưởng Ban liên lạc tình nghĩa tình báo ở Hà Tĩnh, tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa gia đình chính sách, có công với cách mạng, giúp đỡ những người lính sau xuất ngũ ổn định cuộc sống, tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ tình báo bị mất tích… 

Ngày 2-4-2007, ông Trinh bắt đầu hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ đồng đội khắp các chiến trường ở Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tây Ninh, Campuchia… Để có tiền làm lộ phí đi đường, ông Trinh đã phải bán nhiều tài sản, thậm chí còn “cầm” cả sổ thương binh, sổ đỏ để vay tiền. Sau này, cảm kích trước những việc làm cao cả của ông, một số nhà hảo tâm, doanh nghiệp, ngân hàng đã hỗ trợ để ông có thêm lộ phí, nên cũng đỡ được phần nào. Ông Trinh không những tìm thấy và cất bốc được 47 hài cốt liệt sĩ mà còn vận động kinh phí xây dựng được 9 nhà tình nghĩa cho các hộ chính sách khó khăn. Nay ông vẫn miệt mài với công việc ấy như mệnh lệnh từ trái tim của người lính Cụ Hồ để tri ân đồng đội.

Không chỉ làm kinh tế giỏi với mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi, ông Võ Văn Lâm (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) còn thường xuyên hỗ trợ địa phương, gia đình liệt sĩ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Ông Lâm liên tục trở lại chiến trường xưa cùng đồng đội tìm kiếm được hơn 50 hài cốt liệt sĩ là những người đồng đội mà ông đã tự tay chôn cất năm xưa, đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ. Ông Lâm đã 4 lần được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng nhất, danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú… Năm 2007, ông được khen thưởng tại Đại hội Toàn quốc tôn vinh “Thương binh tàn mà không phế”. Ông bảo: “Bản thân tuổi đã cao, vết thương chiến tranh trên người thường xuyên tái phát, lại còn phải phải trèo đèo, lội suối trong rừng thiêng, nước độc… Nhiều lúc tưởng sẽ gục ngã, nhưng cứ nghĩ đến đồng đội đang nằm lạnh lẽo đâu đó, lại trấn an tinh thần bằng mọi giá phải tìm cho được”. 

Ông Lâm chia sẻ: “Cứ nghĩ mình trực tiếp chôn cất thì sẽ tìm ra sớm, nhưng thời gian làm thay đổi địa hình, rất khó xác định vị trí nấm mồ. Hơn một tháng đào bới nhiều địa điểm trong rừng, tôi mới tìm thấy hài cốt đồng đội dưới những gốc cây khô để đưa về an táng”. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thủy Phương nhìn nhận, cựu chiến binh Võ Văn Lâm không những tích cực tham gia các công tác, phong trào tại địa phương, nhiệt huyết đi tìm hài cốt liệt sĩ, mà còn là một điển hình về người lính Cụ Hồ không khuất phục nghèo đói, đi lên từ hai bàn tay trắng, đáng để thế hệ trẻ noi theo.

Chăm lo tương lai 

Nắng như nung của những ngày trung tuần tháng 7 như dịu đi khi đứng ven khu đồi bạt ngàn cao su của người cựu chiến binh Trần Trọng Dương (thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế). Khuôn mặt đen sạm vì nắng gió không che được nét hồ hởi trên khuôn mặt, ông Dương cười nói: “Hơn 3ha cao su này chính là nguồn sống, giúp vợ chồng tui nuôi đàn con ăn học tử tế”. Tháng 7-1979, như bao bạn bè trang lứa, ông tự nguyện lên đường nhập ngũ và làm nhiệm vụ tại Quân khu 4. Sáu năm sau, ông xuất ngũ và chọn vùng đất miền núi Nam Đông lập nghiệp. “Ban đầu, do đường sá đi lại khó khăn, lại không thông thuộc địa bàn và bất đồng ngôn ngữ với đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, công việc của ông gặp nhiều khó khăn. Nhưng đó lại là quãng thời gian thử thách lớn nhất kể từ khi rời quân ngũ về với đời thường.

“Lúc mới lên vùng núi này lập nghiệp, tui xin vào làm việc tại nông trường chè, năm 1997 nông trường chè chuyển đổi thành nông trường cao su, tui chuyển sang trồng cây cao su. Biết rõ cây cao su là cây trồng kinh tế chủ lực ở vùng đất khô hạn nơi đây, vợ chồng tui đã ra sức phát quang đồi núi, mở rộng diện tích. Nhờ thu nhập từ việc bán mủ mà đời sống của gia đình có phần khấm khá hơn trước rất nhiều”, ông Dương chia sẻ. 

Ngoài việc chú tâm phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Dương còn tích cực tham gia các phong trào, góp sức xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. Tháng 6-2010, khi xã Hương Hòa được tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Dương đã quyết định tiên phong hiến 400m2 đất và hàng chục ngày công làm đường dân sinh. Tiếp đó, UBND xã Hương Hòa phát động phong trào người dân hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân, ông Dương không chần chừ quyết định hiến tặng 10.000m2 đất trên vườn đồi của gia đình. “Nếu khu đất này gia đình trồng cao su thì bình quân mỗi năm sẽ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng, nhưng tui nghĩ, mình hiến tặng mảnh đất này để làm nghĩa trang thì có ý nghĩa nhân văn hơn. Giúp người dân địa phương có nơi mai táng người chết đàng hoàng, chấm dứt cảnh chôn cất tùy tiện như những năm về trước”, ông Dương thật thà chia sẻ. 

Ghi nhận công lao của ông, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tặng người cựu chiến binh Trần Trọng Dương bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Kể lại trận chung kết "thần sầu" với 4 cô gái Thái Lan ở Ấn Độ hôm 22-3, đội trưởng Nguyễn Thị Yến (tuyển Cầu mây Việt Nam) vẫn chưa hết nghẹn ngào, bởi lẽ xuất phát điểm của cô và các đồng đội vốn không được xếp vào diện ứng cử viên cho ngôi vô địch.

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.

Ông A Sỹ (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) hướng dẫn người dân trồng sâm. Ảnh: HỮU PHÚC

“Vua sâm” giúp dân thoát nghèo

Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. 

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.

Xanh mãi làng tre Phú An

Xanh mãi làng tre Phú An

Hơn 20 năm đã qua, từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, làng tre Phú An trở thành nơi sưu tập, bảo tồn tre cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị cây tre Việt Nam.

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Gần 60 năm đã trôi qua, những ký ức năm nào vẫn vẹn nguyên. Bà Du Thị Đông hay còn gọi là chị Bảy Đông (ở Tân Hoà, Tân Thạnh, Long An) là nhân chứng sống duy nhất trong trận thảm sát trên cánh đồng vào năm 1967 tại huyện Tân Thạnh, Long An. Sau ngày hoà bình, dù đôi tay không còn nguyên vẹn nhưng người dân công hoả tuyến năm nào đã tự nguyện hiến đất, xây bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ về sau về quá khứ hào hùng của dân tộc.

Người nâng tầm tre Việt

Người nâng tầm tre Việt

Nằm dọc Tỉnh lộ 14, làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TP Huế không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng nông sản như khoai, đậu, ớt..., mà còn được biết đến như là cái nôi của nghề mây tre đan. Người làm sống lại nghề mây tre đan truyền thống Thủy Lập trong những năm gần đây chính là ông Trần Lợi - một “báu vật sống” của ngôi làng.

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.