Trẻ tiêm vaccine không đúng lịch phải làm sao?

Cho dù cha mẹ đã tuân thủ và áp dụng hết 7 nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ, nếu để trẻ lỡ mũi vaccine nào đó theo lịch tiêm chủng, phải làm sao?

Ảnh1.jpg
Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 đã có mặt tại Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, TPHCM và Hà Nội

7 nội dung vàng chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Quỹ Nhi đồng thế giới UNICEF đã áp dụng một chiến lược được gọi là GOBI-FFF, một hình thức chăm sóc sức khỏe ban đầu có chọn lọc với 7 nội dung bao gồm:

· G – Growth Chart THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG - có thể giúp các bà mẹ ngăn ngừa hầu hết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trước khi nó bắt đầu.

· O – Oral Rehydration BỔ SUNG NƯỚC ĐƯỜNG UỐNG - có thể cứu sống hầu hết trong số hơn 4 triệu trẻ nhỏ hiện tử vong mỗi năm do mất nước do tiêu chảy. Cứ 20 trẻ em sinh ra ở các nước đang phát triển thì có một trẻ tử vong do mất nước do tiêu chảy thông thường trước khi lên 5 tuổi. Đây là nguyên nhân đơn lẻ lớn nhất gây tử vong ở trẻ em ở các nước đang phát triển.

Trước đây, phương pháp điều trị mất nước hiệu quả duy nhất là truyền dịch muối qua tĩnh mạch - một phương pháp chữa trị vượt quá khả năng về mặt thể chất và tài chính của hầu hết những người cần đến nó. Bây giờ, trẻ có thể được bù nước bằng cách uống dung dịch muối, đường và nước hoặc dễ dàng mua được các gói oresol và pha uống tại nhà. Hầu hết những đứa trẻ này có thể được cứu sống nhờ Liệu pháp bù nước bằng đường uống (ORT) đơn giản này. Đây là một trong những đột phá đơn giản nhất nhưng quan trọng nhất trong lịch sử khoa học.

· B – Breast Feeding CHO CON BÚ - có thể đảm bảo trẻ sơ sinh có thức ăn tốt nhất có thể và mức độ miễn dịch đáng kể khỏi các bệnh nhiễm trùng thông thường trong sáu tháng đầu đời. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ bổ dưỡng hơn, vệ sinh hơn và cung cấp một mức độ miễn dịch nhất định khỏi các bệnh nhiễm trùng.

· I – Immunization TIÊM CHỦNG - Không may thay, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều dịch bệnh bùng phát trong khi có thể phòng ngừa bằng vaccine. Tiêm chủng có thể bảo vệ trẻ khỏi 6 bệnh cơ bản ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao và bại liệt. Hiện nay, những căn bệnh này ước tính giết chết 5 triệu trẻ em mỗi năm, khiến 5 triệu trẻ khác bị tàn tật và là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Ảnh2.jpg
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tuân thủ lịch tiêm chủng

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1985 với mục tiêu cung cấp vaccine cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Hiện nay, chương trình TCMR đã phát triển và bao phủ 100% số xã, phường trên toàn quốc.

Tại Việt Nam, lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến.

· F – Family Planning KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: Kế hoạch hóa gia đình phù hợp với hoàn cảnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ cũng như tạo điều kiện chăm sóc tốt cho trẻ.

· F – Female Education GIÁO DỤC KIẾN THỨC NUÔI CON CHO PHỤ NỮ: Ngay cả trong các cộng đồng có thu nhập thấp, một đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ không được học hành đã được chứng minh là có khả năng tử vong trong thời kỳ sơ sinh cao gấp đôi so với một đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ được đi học chỉ 4 năm tiểu học. Việc giáo dục kiến thức nuôi con đúng cho các bà mẹ, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em và hạn chế việc trẻ vi phạm đạo đức, pháp luật, cũng như mắc tệ nạn xã hội.

· F – Food Supply BỔ SUNG THỰC PHẨM: Bà mẹ và trẻ em cần được bổ sung các loại thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Trẻ tiêm vaccine không đúng lịch phải làm sao?

Mặc dù tầm quan trọng của 7 nội dung do Quỹ Nhi đồng thế giới UNICEF đã được tuyên truyền rộng rãi, nhưng thực tế nhiều bà mẹ trẻ vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Một số nội dung thường bị bỏ lỡ hoặc thực hiện không đúng cách, bao gồm cả việc tiêm vaccine đúng lịch.

Ảnh3.jpg
Khi trẻ tiêm vaccine muộn, nên gặp bác sĩ để tư vấn trước khi tiêm

Tiêm chủng mở rộng: Do nhiều lý do như kinh tế, khoảng cách địa lý, hoặc quan niệm sai lầm về tiêm chủng mà nhiều cha mẹ chưa cho con tiêm ngừa đủ các loại vaccine cần thiết. Trên toàn cầu, ước tính 67 triệu trẻ em đã bị lỡ một số hoặc toàn bộ các mũi tiêm cơ bản trong giai đoạn 2019-2021. Ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, con số này là 3,9 triệu.

Trong một số tình huống bất khả kháng như trẻ đang bệnh, thiếu vaccine và không có sự lựa chọn thay thế, vẫn có thể xảy ra tình trạng chậm trễ.

Với hệ thống tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ đang được phát triển tại Việt Nam, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con trẻ bị trễ lịch tiêm do vaccine có thể được tiêm bổ sung nếu trẻ đủ điều kiện tiêm ngừa. Khi trẻ để lỡ mũi vaccine nào đó theo lịch tiêm chủng, cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm sớm nhất có thể nhằm đảm bảo trẻ được tiêm chủng bổ sung.

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nhi khoa Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 chi nhánh Quốc lộ 22 (TPHCM), tư vấn: “Hầu hết các trẻ tiêm vaccine muộn không cần phải tiêm bắt đầu lại từ đầu, bất kể thời gian giữa các liều đã trôi qua. Trẻ bỏ lỡ mũi tiêm vaccine theo lịch hẹn đều cần được bác sĩ sàng lọc và tư vấn cụ thể về các mũi tiêm bù, tiêm đuổi hoặc tiêm mới”.

Tùy từng trường hợp cụ thể, khoảng cách giữa các liều có thể ngắn hơn hoặc dài hơn khoảng cách chuẩn và số liều cần tiêm có thể giảm theo độ tuổi khi bắt đầu tiêm vaccine. Ví dụ, nếu bắt đầu tiêm vaccine Haemophilus influenzae type b lúc 15 tháng tuổi, trẻ chỉ cần tiêm 1 liều vaccine Hib (Haemophilus influenzae type b).

Hệ thống Y Tế 315

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Tin cùng chuyên mục