Trí nhớ thị giác ở những trẻ này bị tổn hại, dẫn đến khả năng mất tập trung cao hơn và dẫn đến kết quả nhận thức kém ở độ tuổi lên 1, so với các trẻ cùng lứa đang phát triển bình thường.
Khi so sánh “bộ nhớ làm việc trực quan” (khả năng bộ nhớ chứa các tín hiệu thị giác để xử lý) ở những trẻ bị chậm phát triển với những trẻ có mức tăng trưởng bình thường, nhóm nghiên cứu phát hiện, trí nhớ thị giác của trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển thể chất kém bị gián đoạn, khiến chúng dễ bị phân tâm hơn và tạo tiền đề cho khả năng nhận thức kém hơn. Chậm tăng trưởng trước đây được cho là có liên quan đến kết quả nhận thức kém sau này trong cuộc sống, nhưng đây là lần đầu tiên mối liên hệ này được phát hiện ở trẻ nhỏ và sơ sinh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học East Anglia, Đại học Nottingham, Đại học Durham, Đại học Iowa, Bệnh viện Rhode Island, Đại học Brown và Quỹ Bill & Melinda Gates.