![Nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, đọc quyết định công bố kết quả Cuộc thi "Nhân nghĩa đất phương Nam" lần 2 IMG_6952.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-6952-8339-8243.jpg.webp)
Tiếp nối thành công từ Cuộc thi thơ "Nhân nghĩa đất phương Nam" lần thứ nhất, tại Ngày thơ Việt Nam năm 2024, Hội Nhà văn TPHCM đã phát động cuộc thi lần thứ 2.
Sau 7 tháng diễn ra, từ tháng 2 đến tháng 9-2024, cuộc thi nhận được hơn 1.500 tác phẩm. Ban giám khảo đã tìm được những tác phẩm và tác giả xuất sắc nhất để vinh danh.
![Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM Nguyễn Trường Lưu và nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM trao giải Nhất cho tác giả Đinh Nho Tuấn IMG_6988.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-6988-278-8361.jpg.webp)
Kết quả: Giải Nhất gồm bằng chứng nhận và 20 triệu đồng được trao cho tác giả Đinh Nho Tuấn với chùm thơ: Khuôn mặt Sài Gòn, Thành phố của tôi và Lòng ta ở trọ.
Giải Nhì gồm bằng chứng nhận và 15 triệu đồng thuộc về tác giả Đào Phong Lan với chùm thơ: Như tung đám lửa lên trời và Di chúc một người phương Nam.
![Nhà văn Trầm Hương và nhà thơ Hồ Thi Ca trao giải Nhì cho nhà thơ Đào Phong Lan IMG_6978.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-6978-5364-4004.jpg.webp)
Giải Ba gồm bằng chứng nhận và 10 triệu đồng/giải, được trao cho các tác giả: Quang Chuyền với chùm thơ Giọt mưa Sài Gòn và Quanh chỗ ta ngồi; Phan Duy với chùm thơ Xin một lần về thưa mẹ - nhớ cha, Lần về cột mốc quê hương và Tiếng rơi xuôi miền thương cũ; Hoàng Thị Hiền với chùm thơ Mật mã của thành phố và Căn cước người Tày ở thành phố mang tên Bác.
![Nhà văn Trầm Hương và nhà văn Bùi Anh Tấn trao giải Ba cho 2 tác giả Quang Chuyền và Phan Duy IMG_6969.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-6969-909-5468.jpg.webp)
Giải Tư gồm bằng chứng nhận và 5 triệu đồng/giải được trao cho tác giả Nguyễn Thánh Ngã với bài thơ Trên sông Sài Gòn gió hát, tác giả Xuân Trường với Một lần với Vàm Thuật, tác giả Trần Thanh Bình với Bến tàu cha và con, tác giả Thanh Hoàng với Vẽ nhớ Xóm Hố, tác giả Trần Trí Thông với Miệt vườn, tác giả Minh Đan với Ấm áp tình người phương Nam, tác giả Huỳnh Thị Quỳnh Nga với Một thoáng Sài Gòn.
![Nhà thơ Huệ Triệu và nhà thơ Nguyên Hùng trao giải Tư cho các tác giả IMG_6965.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-6965-980-3428.jpg.webp)
Tác giả đạt giải Nhất - Đinh Nho Tuấn cho rằng, cuộc thi khép lại nhưng dư âm vẫn còn.
“Trong một góc độ nào đó, thi ca cũng là người bạn đồng hành với bao bàn tay khối óc của bao nhiêu con người từ những ngành nghề khác, để cùng chung tay xây dựng một cuộc sống ở mảnh đất phương Nam tươi đẹp này”, tác giả Đinh Nho Tuấn bày tỏ.
![Tuyển tập thơ "Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya" IMG_6757.jpg](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_06/img-6757-6365-5236.jpg.webp)
Ngay sau lễ trao giải, Hội Nhà văn TPHCM cũng giới thiệu tuyển tập Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (SBooks và NXB Văn học).
Tập thơ có sự tham gia của 70 tác giả, trong đó có 33 tác giả vào vòng chung khảo. Thông qua tuyển tập thơ đa thanh và đầy màu sắc, bạn đọc sẽ thấy được sự tiếp nối tinh thần của những con người muốn tìm thấy và thấu hiểu, động viên nhau giữa nhịp sống hối hả.
![Các tác giả tham gia chương trình giao lưu "Sức trẻ thơ phương Nam trong dòng chảy thơ Việt". Từ trái qua: nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Minh Đan, nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã và nhà thơ Đào Phong Lan IMG_7019.JPG](https://image.sggp.org.vn/w1000/Uploaded/2025/naeyut/2025_02_11/img-7019-7029-6001.jpg.webp)
Cuộc thi “Nhân nghĩa đất phương Nam” xuất hiện nhiều tác giả trẻ. Đây là đội ngũ kế thừa quan trọng cho thi ca TPHCM nói riêng và nền thi ca Việt Nam nói chung. Vì vậy, nhân lễ trao giải này, Hội Nhà văn TPHCM còn tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Sức trẻ thơ phương Nam trong dòng chảy thơ Việt”.