Bày tỏ xúc động khi tham dự lễ trao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và thân ái gửi tới các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, thân nhân, các gia đình liệt sĩ, những người có công với đất nước lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của những thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, trong suốt 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân thường xuyên chăm lo đến công tác thương binh, liệt sĩ, người có công. Hệ thống chính sách về người có công được ban hành, sửa đổi, bổ sung thường xuyên cả về đối tượng và chính sách thụ hưởng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bảo đảm thực hiện đồng bộ. Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng, các địa phương tích cực triển khai thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ chính sách và kịp thời được xã hội đánh giá cao.
“Trong những năm qua, điều băn khoăn, trăn trở nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đã có bao nhiêu thế hệ các bác, các chú, các anh, các chị ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhưng do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và biết sự việc không còn... nên chưa được các cơ quan chức năng xem xét để xác nhận người bị chết là liệt sĩ, người bị thương là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Với tinh thần không để người có công nào với nước không được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân đã và đang nỗ lực trong quy trình thẩm định, xem xét hồ sơ một cách thận trọng, chặt chẽ để tiến đến giải quyết căn bản các hồ sơ tồn đọng trong việc xác nhận người có công”, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
“Trong những năm qua, điều băn khoăn, trăn trở nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đã có bao nhiêu thế hệ các bác, các chú, các anh, các chị ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhưng do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và biết sự việc không còn... nên chưa được các cơ quan chức năng xem xét để xác nhận người bị chết là liệt sĩ, người bị thương là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Với tinh thần không để người có công nào với nước không được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân đã và đang nỗ lực trong quy trình thẩm định, xem xét hồ sơ một cách thận trọng, chặt chẽ để tiến đến giải quyết căn bản các hồ sơ tồn đọng trong việc xác nhận người có công”, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay cả nước đã xác nhận trên 9 triệu người có công với cách mạng, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, 127.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh, bệnh binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; hàng triệu người có công giúp đỡ cách mạng.