Vướng nghi vấn, giá bán vẫn hàng tỷ đồng
Sở dĩ bức La Famille được công chúng đặc biệt quan tâm bởi những ngày qua bức tranh này đối mặt với nhiều nghi vấn. Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh người phụ nữ trong tranh quá kỳ dị - có đến hai bàn tay trái, nét vẽ cánh tay của người phụ nữ lẫn đứa trẻ đều rất khác biệt, có vẻ gượng chứ không thoải mái và điêu luyện như lối vẽ họa sĩ Lê Phổ vẫn thường thể hiện. Trước những lời xầm xì, thắc mắc của nhiều người trong giới nghệ thuật, nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong vẫn kiên quyết khẳng định, đây là tranh thật. Được giới thiệu là Đêm hội tụ các kiệt tác hiện đại và đương đại của phương Đông và phương Tây, kết thúc phiên đấu, La Famille đã được bán với giá cao ngất ngưởng: 4.180.000 HKD. Mức giá này vượt xa so với dự đoán trước đó của Sotheby’s (ước tính từ 1.500.000 - 2.500.000 HKD).
Không chỉ có danh họa Lê Phổ, 3 tên tuổi họa sĩ Việt Nam góp mặt tại phiên đấu này với 3 tác phẩm đều đã được mua hết với giá khá cao. Tác phẩm sơn mài trên gỗ Paysage (Làng bản) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được bán giá 2.980.000 HKD (381.559 USD), khoảng 8,6 tỷ đồng. Bức sơn mài A family of deer in a forest của họa sĩ Phạm Hậu được bán giá 1.500.000 HKD (192.060 USD), tương đương 4,3 tỷ đồng. Và không chỉ có tranh Lê Phổ vướng vào chuyện lùm xùm thật - giả, tranh của Nguyễn Gia Trí cũng bị nghi vấn do có hình họa, kết cấu bố cục khá giống như bức Phong cảnh chùa Thầy của họa sĩ Hoàng Tích Chù hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Phong cảnh chùa Thầy của danh họa Hoàng Tích Chù có kích thước 97 x 196cm, Làng bản của họa sĩ Nguyễn Gia Trí kích thước 97,5 x 198cm, cả hai đều được hoàn thành từ 6 tấm gỗ ghép lại. Tuy nhiên, vượt qua những ồn ào tác phẩm của các tên tuổi bậc thầy mỹ thuật Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật trên trường quốc tế.
Khoảng cách lớn trong thẩm định?
Đây không phải lần đầu tiên tranh Việt vướng nghi án trên sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên trước những thông tin lùm xùm, dẫu là không chính thức, ít nhiều cũng đã khiến dư luận rơi vào trạng thái mơ hồ, nghi hoặc. Không chỉ thị trường Việt Nam hay tranh Việt Nam, thị trường nghệ thuật châu Á và nhiều nước trên thế giới cũng từng đối diện vấn nạn này.
Tuyên chiến với tranh giả là một câu chuyện dài và nhiều thách thức của mỹ thuật thế giới. “Vấn đề nhức nhối này không thể xử lý trong một sớm một chiều. Làm trong sạch thị trường tranh nghệ thuật, khó đấy nhưng không phải là không thể. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía: sự chặt chẽ khoa học, tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý, đội ngũ giám định chuyên nghiệp, kiến thức của người làm nghề và trên hết là đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ sáng tạo”, Tiến sĩ Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nhìn nhận.
Vấn đề đặt ra ở đây là bao giờ ngành mỹ thuật Việt Nam mới có những chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, bao giờ mới có những curator (chuyên gia tư vấn chuyên môn nghệ thuật cho việc mua và quản lý tác phẩm của các bảo tàng, bộ sưu tập nghệ thuật) chuyên nghiệp để có thể xác định, nâng tầm giá trị nghệ thuật cho mỹ thuật Việt Nam? Bao giờ chúng ta mới có thể có được thị trường mỹ thuật thực sự căn cơ, lành mạnh, phát triển và chuyên nghiệp như bạn bè trong khu vực và thế giới?
Trong khi tranh Việt tại nhiều phiên đấu quốc tế được mua với giá cao, chất lượng nghệ thuật của tranh Việt được các nhà nghiên cứu mỹ thuật, các chuyên gia và giới sưu tập quốc tế đánh giá cao thì ở thị trường trong nước, hầu như chúng ta vẫn chưa có cái gọi là thị trường. Một chính sách chiến lược để từng bước gầy dựng và phát triển cho thị trường mỹ thuật lại càng không, phần đông nghệ sĩ đều theo hướng tự phát, các họa sĩ nếu có được cơ hội mang tranh ra thế giới thì phần nhiều cũng là từ những mối quan hệ cá nhân, tự thân vận động. Đó cũng là một trong những nguyên do khiến các gương mặt đương đại Việt Nam khó mà chen chân lên sàn quốc tế, nếu có cũng chỉ là con số nhỏ nhoi.
Sở dĩ bức La Famille được công chúng đặc biệt quan tâm bởi những ngày qua bức tranh này đối mặt với nhiều nghi vấn. Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh người phụ nữ trong tranh quá kỳ dị - có đến hai bàn tay trái, nét vẽ cánh tay của người phụ nữ lẫn đứa trẻ đều rất khác biệt, có vẻ gượng chứ không thoải mái và điêu luyện như lối vẽ họa sĩ Lê Phổ vẫn thường thể hiện. Trước những lời xầm xì, thắc mắc của nhiều người trong giới nghệ thuật, nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong vẫn kiên quyết khẳng định, đây là tranh thật. Được giới thiệu là Đêm hội tụ các kiệt tác hiện đại và đương đại của phương Đông và phương Tây, kết thúc phiên đấu, La Famille đã được bán với giá cao ngất ngưởng: 4.180.000 HKD. Mức giá này vượt xa so với dự đoán trước đó của Sotheby’s (ước tính từ 1.500.000 - 2.500.000 HKD).
Không chỉ có danh họa Lê Phổ, 3 tên tuổi họa sĩ Việt Nam góp mặt tại phiên đấu này với 3 tác phẩm đều đã được mua hết với giá khá cao. Tác phẩm sơn mài trên gỗ Paysage (Làng bản) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được bán giá 2.980.000 HKD (381.559 USD), khoảng 8,6 tỷ đồng. Bức sơn mài A family of deer in a forest của họa sĩ Phạm Hậu được bán giá 1.500.000 HKD (192.060 USD), tương đương 4,3 tỷ đồng. Và không chỉ có tranh Lê Phổ vướng vào chuyện lùm xùm thật - giả, tranh của Nguyễn Gia Trí cũng bị nghi vấn do có hình họa, kết cấu bố cục khá giống như bức Phong cảnh chùa Thầy của họa sĩ Hoàng Tích Chù hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Phong cảnh chùa Thầy của danh họa Hoàng Tích Chù có kích thước 97 x 196cm, Làng bản của họa sĩ Nguyễn Gia Trí kích thước 97,5 x 198cm, cả hai đều được hoàn thành từ 6 tấm gỗ ghép lại. Tuy nhiên, vượt qua những ồn ào tác phẩm của các tên tuổi bậc thầy mỹ thuật Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật trên trường quốc tế.
Khoảng cách lớn trong thẩm định?
Đây không phải lần đầu tiên tranh Việt vướng nghi án trên sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên trước những thông tin lùm xùm, dẫu là không chính thức, ít nhiều cũng đã khiến dư luận rơi vào trạng thái mơ hồ, nghi hoặc. Không chỉ thị trường Việt Nam hay tranh Việt Nam, thị trường nghệ thuật châu Á và nhiều nước trên thế giới cũng từng đối diện vấn nạn này.
Tuyên chiến với tranh giả là một câu chuyện dài và nhiều thách thức của mỹ thuật thế giới. “Vấn đề nhức nhối này không thể xử lý trong một sớm một chiều. Làm trong sạch thị trường tranh nghệ thuật, khó đấy nhưng không phải là không thể. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía: sự chặt chẽ khoa học, tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý, đội ngũ giám định chuyên nghiệp, kiến thức của người làm nghề và trên hết là đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ sáng tạo”, Tiến sĩ Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nhìn nhận.
Vấn đề đặt ra ở đây là bao giờ ngành mỹ thuật Việt Nam mới có những chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, bao giờ mới có những curator (chuyên gia tư vấn chuyên môn nghệ thuật cho việc mua và quản lý tác phẩm của các bảo tàng, bộ sưu tập nghệ thuật) chuyên nghiệp để có thể xác định, nâng tầm giá trị nghệ thuật cho mỹ thuật Việt Nam? Bao giờ chúng ta mới có thể có được thị trường mỹ thuật thực sự căn cơ, lành mạnh, phát triển và chuyên nghiệp như bạn bè trong khu vực và thế giới?
Trong khi tranh Việt tại nhiều phiên đấu quốc tế được mua với giá cao, chất lượng nghệ thuật của tranh Việt được các nhà nghiên cứu mỹ thuật, các chuyên gia và giới sưu tập quốc tế đánh giá cao thì ở thị trường trong nước, hầu như chúng ta vẫn chưa có cái gọi là thị trường. Một chính sách chiến lược để từng bước gầy dựng và phát triển cho thị trường mỹ thuật lại càng không, phần đông nghệ sĩ đều theo hướng tự phát, các họa sĩ nếu có được cơ hội mang tranh ra thế giới thì phần nhiều cũng là từ những mối quan hệ cá nhân, tự thân vận động. Đó cũng là một trong những nguyên do khiến các gương mặt đương đại Việt Nam khó mà chen chân lên sàn quốc tế, nếu có cũng chỉ là con số nhỏ nhoi.
Tại phiên đấu Modern and contemporary Southeast Asian art, có khá nhiều tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam được bán thành công. Danh họa Lê Phổ áp đảo với 17/19 tác phẩm được bán. Trong đó, tác phẩm Hái sen dự kiến giá bán từ 100.000 - 205.000 USD, nhưng đã được bán tới 320.100 USD (thuộc tốp đầu của phiên đấu). Một số tác phẩm của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương cũng được bán trong phiên này như toàn bộ 7 tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ, 8 tác phẩm của họa sĩ Vũ Cao Đàm, 2 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu đều được bán hết. Ngoài ra còn có một số tác giả đương đại như Nguyễn Văn Tây, Võ Doãn Giáp, Đặng Xuân Hòa cũng bán được tác phẩm tại nhà đấu giá Sotheby’s tuy mức giá không cao.