Tranh cổ Hà thành

Tranh cổ Hà thành

Tranh dân gian Hàng Trống nổi tiếng của Việt Nam với hai dòng tranh chính là: tranh thờ và tranh tết. Tranh uđược làm ở phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, có từ thế kỷ thứ 17, đặc biệt hưng thịnh vào cuối thế kỷ thứ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, nhưng đang mai một dần. Hiện người duy nhất gìn giữ để dòng tranh Hàng Trống còn đến nay là nghệ nhân Lê Đình Nghiên. Ông Nghiên muốn lưu truyền dòng tranh mà ông cha mình để lại nên đang truyền nghề cho người con trai út của mình.

Những hình ảnh chúng tôi ghi lại đưa người xem về với nét  đẹp văn hóa  của một dòng tranh cổ, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Quy trình làm tranh: Bôi mực lên khuôn – đặt giấy in xoa đều và gỡ tranh khỏi khuôn.

Quy trình làm tranh: Bôi mực lên khuôn – đặt giấy in xoa đều và gỡ tranh khỏi khuôn.

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên làm việc cần mẫn bên những bức tranh.
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên làm việc cần mẫn bên những bức tranh.
Nhà nghiên cứu tranh dân gian Phan Ngọc Khuê với bức tranh “Cóc kiện trời” trong dòng tranh cổ Hàng Trống.

Nhà nghiên cứu tranh dân gian Phan Ngọc Khuê với bức tranh “Cóc kiện trời” trong dòng tranh cổ Hàng Trống.

Cha truyền con nối (ông Nghiên và người con trai út).

Cha truyền con nối (ông Nghiên và người con trai út).

Đài Truyền hình VN đang ghi hình cuộc trò chuyện giữa nghệ nhân Lê Đình Nghiên (bìa phải) và nhà nghiên cứu tranh dân gian Phan Ngọc Khuê về dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Đài Truyền hình VN đang ghi hình cuộc trò chuyện giữa nghệ nhân Lê Đình Nghiên (bìa phải) và nhà nghiên cứu tranh dân gian Phan Ngọc Khuê về dòng tranh dân gian Hàng Trống.

An Dung

Tin cùng chuyên mục