Làm xong không thanh toán
Minh chứng là Tập đoàn Banpu Power Public - phần tự giới thiệu trên website của đơn vị này là tập đoàn quốc tế, với hệ thống công ty con rộng khắp, đầu tư năng lượng ở nhiều quốc gia - hiện lại đang bị kiện đòi nợ. Cụ thể, từ năm 2017, Banpu Power Public ký kết hợp đồng tư vấn với Công ty Tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại Indochine để tìm kiếm cơ hội đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Sau khi hoàn tất các thủ tục, xác định được vị trí đầu tư thì Banpu Power Public bỏ vốn thành lập công ty tại Việt Nam mang tên Công ty TNHH BPP Vĩnh Châu Wind Power (gọi tắt là Công ty Vĩnh Châu).
Thực tế có một số hoạt động đầu tư không rõ ràng, mang danh nghĩa nhà đầu tư nhưng lại thực hiện nhiều hoạt động khác. Chẳng hạn, có trường hợp nhà đầu tư chuyển hàng triệu USD vào Việt Nam qua tài khoản cá nhân dưới danh nghĩa từ thiện nhưng số tiền đó có dùng thật cho mục đích từ thiện hay không - đang được điều tra làm rõ; có trường hợp chuyển tiền từ thiện từ nước ngoài vào Việt Nam qua tài khoản cá nhân rồi bay vào trong nước rút lấy lại… Do vậy, một mặt Nhà nước kiểm soát chặt hoạt động đầu tư và chuyển tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, tránh nạn rửa tiền, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ. Đồng thời xử lý nghiêm khắc để loại bỏ các nhà đầu tư không tôn trọng pháp luật Việt Nam. PGS-TS DƯƠNG ANH SƠN (Trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật) |
Một ví dụ khác, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xúc tiến thương mại Indochine ký hợp đồng tư vấn cho Công ty BRE Singapore Private Limited Company. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng, phía BRE Singapore vẫn không thanh toán nên đã bị kiện ra tòa TPHCM với khoản phí tư vấn yêu cầu trả hơn 64.000 USD.
Trung tâm trọng tài tại TPHCM cũng tiếp nhận nhiều hồ sơ xử lý đòi nợ đối với các tập đoàn, DN nước ngoài sử dụng dịch vụ nhưng không thanh toán tiền, như: Công ty IDC đòi Banpu Power Public thanh toán hơn 60.000 USD tiền chưa thanh toán cho hợp đồng tư vấn số BPP AGT 1811-0165 ngày 1-1-2019; IDC yêu cầu Power Vietnam thanh toán 130.000 USD chưa thanh toán cho hợp đồng tư vấn BPP-AGT 1908-0159 ký ngày 3-9-2019; Công ty VNI yêu cầu trọng tài buộc Công ty Power Vietnam thanh toán hơn 272.000 USD cho hợp đồng tư vấn BPP-AGT 1908-0153…
Cách nào để hạn chế rủi ro?
Khi hợp đồng có tranh chấp, để kiện ra tòa đòi tiền cũng không phải dễ. Như trường hợp Công ty Vietnam Investment kiện Công ty Vĩnh Châu (vốn đầu tư thuộc Tập đoàn Banpu Power Public) ra tòa nhưng tòa án thông báo lần 1 là DN không có ở trụ sở. Nguyên đơn lo lắng, nếu DN bỏ trốn sẽ không còn cơ hội đòi nợ. Đây không phải trường hợp cá biệt bởi đặc thù của hoạt động tư vấn đầu tư thường là ở giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài đặt chân vào Việt Nam, tìm kiếm cơ hội đầu tư nên chưa có trụ sở, chưa “rót” vốn đầu tư, do vậy chưa có tài sản vật chất để thi hành án (nếu thắng kiện).
Để hạn chế các tranh chấp, ngoài việc ràng buộc các điều khoản trong hợp đồng đầy đủ, rõ ràng thì quan trọng nhất đối với đối tác ở nước ngoài là phải ký quỹ hoặc bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo thanh toán cho hợp đồng. Quy định này có thể sẽ làm tăng chi phí nên để cạnh tranh, có thể bên tư vấn chịu khoản phí này cho ngân hàng, đổi lại được đảm bảo việc thanh toán cho toàn bộ hợp đồng, hạn chế rủi ro. Vấn đề thứ hai là dù hợp đồng giá trị lớn hay nhỏ cũng phải tiến hành theo luật định. Thứ ba, về điều khoản giải quyết tranh chấp, lời khuyên cho các DN là nên lựa chọn luật áp dụng là luật Việt Nam - cái mà DN Việt Nam hiểu rõ. Khi thỏa thuận nơi giải quyết tranh chấp thì nên chọn trọng tài trong nước là nơi giải quyết để có được thủ tục nhanh, gọn.