Đội ngũ đánh trống, chiêng tại Lễ giỗ vua Mai Hắc Đế |
Ngoài các lễ vật cúng lễ như thường lệ, người dân ở các thôn trong địa bàn xã Mai Phụ còn tổ chức gói, nấu hơn 1.800 chiếc bánh chưng để cung tiến vua Mai Hắc Đế. Sau khi lễ giỗ hoàn tất, số bánh chưng này sẽ được phát lộc cho người dân.
Bánh chưng được cung tiến tại Lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế |
Cùng với bánh chưng cung tiến, là những mâm cỗ cúng theo đặc trưng vùng cửa biển huyện Lộc Hà được chuẩn bị chu đáo, trang trí công phu, bắt mắt với các thế gà bay, gà leo cây tre, gà cưỡi mình rùa, gà chầu phục cỗ…
Mâm cỗ cúng với các thế gà bay, gà leo cây tre, gà cưỡi mình rùa, gà chầu phục cỗ… |
Theo sử sách, Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan (quê ở xã Mai Phụ), mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên chứng kiến cảnh người dân cực khổ dưới ách thống trị của nhà Đường nên sớm nhen nhóm ý tưởng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo diễn ra vào năm 713, giải phóng vùng đất rộng lớn ở Nghệ An. Sau sự kiện này, ông được suy tôn làm Hoàng đế.
Nghi thức Lễ giỗ vua Mai Hắc Đế |
Đến năm 722, quân Đường quay trở lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, bị vây hãm, Mai Hắc Đế rút vào rừng, sau đó bị bệnh rồi mất. Thân thế và sự nghiệp của Mai Hắc Đế đã viết nên trang sử nối tiếp truyền thống hào hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Di tích lịch sử văn hóa đền thờ vua Mai Hắc Đế (ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ) |
Đông đảo người dân đến dự Lễ giỗ vua Mai Hắc Đế |