Tổ chức Global Witness tuyên bố năm 2015 là năm nguy hiểm nhất với các nhà hoạt động bảo vệ môi trường với 185 người chết tại 16 quốc gia, tăng 59% so với năm 2014 và là con số con số cao nhất kể từ khi tổ chức này bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2002.
Tuy nhiên, sang năm 2016, con số này còn đáng sợ hơn khi đã có 200 nhà hoạt động bảo vệ môi trường bị giết. Brazil là địa điểm nguy hiểm nhất với các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, khi có 49 người bị giết. Tiếp theo là Colombia, nơi con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2015, với 37 người và Philippines với 28 nhà hoạt động chống lại các hoạt động khai thác mỏ bị sát hại. Theo báo cáo, gần 40% số người thiệt mạng là người bản địa và 60% số người bị sát hại là Mỹ Latinh. Ví dụ ở Colombia, ngành công nghiệp khai khoáng được chính phủ hỗ trợ và được các ngân hàng phát triển quốc tế tài trợ nhưng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các cộng đồng bản địa. Nhìn chung, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối mạnh mẽ nhất đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ và dầu mỏ, tiếp đó là khai thác gỗ và kinh doanh nông nghiệp.
Báo cáo dài 50 trang bao gồm các lời khai của các nhà hoạt động bị đe dọa và bị dùng bạo lực để ngăn chặn họ. Ở Colombia, các nhà hoạt động môi trường phải đối mặt với nhiều đe dọa vì đã lên tiếng chống lại tác động của dự án El Cerrejon - khu hầm mỏ lộ thiên lớn nhất Mỹ Latinh bị lên án gây ô nhiễm nguồn nước. Tại Ấn Độ, các cộng đồng địa phương bao gồm cả bộ lạc Adivasi ở bang Chhattisgarh, bang có mật độ rừng cao ở miền Trung Ấn Độ, phản đối các công ty than lấy đất và gây ô nhiễm. Một số lượng lớn người dân Adivasi đang bị các công ty chiếm đoạt đất đai để khai thác.
Ngay tại Mỹ, số vụ tấn công những người biểu tình chống lại các tác động môi trường của nhiều dự án cũng bị đe dọa. Tháng 2-2017, khu bảo tồn của người da đỏ trên bán đảo North Dakota đã bị cảnh sát quân sự tấn công để dọn đường cho việc xây dựng một đường ống dẫn dầu dưới hồ Oahe, được cho là một địa điểm linh thiêng. Sau vụ này, một phụ nữ đã mất cánh tay và khoảng 800 người bị truy tố vì biểu tình.
Trách nhiệm thuộc về ai? Đó là câu hỏi đã được Global Witness đưa ra và chính họ đã trả lời. Trong bản báo cáo, tổ chức phi chính phủ Global Witness đã cảnh báo các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải có nghĩa vụ bảo vệ các nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Theo họ, các nhà đầu tư, bao gồm cả các ngân hàng đang thúc đẩy bạo lực bằng cách ủng hộ các dự án gây tổn hại cho môi trường và giẫm đạp các quyền con người, đã bỏ lơ những hành động giết người. Global Witness còn cho rằng cảnh sát, quân đội và nhân viên an ninh cũng tham gia vào các vụ giết những người bảo vệ môi trường. Báo cáo cho thấy những cuộc đấu tranh giữa các chính phủ, các công ty và cộng đồng địa phương về việc sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính. Việc thiếu các thủ tục tố tụng gây khó cho việc xác định được những người có trách nhiệm.
Tuy nhiên, sang năm 2016, con số này còn đáng sợ hơn khi đã có 200 nhà hoạt động bảo vệ môi trường bị giết. Brazil là địa điểm nguy hiểm nhất với các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, khi có 49 người bị giết. Tiếp theo là Colombia, nơi con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2015, với 37 người và Philippines với 28 nhà hoạt động chống lại các hoạt động khai thác mỏ bị sát hại. Theo báo cáo, gần 40% số người thiệt mạng là người bản địa và 60% số người bị sát hại là Mỹ Latinh. Ví dụ ở Colombia, ngành công nghiệp khai khoáng được chính phủ hỗ trợ và được các ngân hàng phát triển quốc tế tài trợ nhưng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các cộng đồng bản địa. Nhìn chung, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối mạnh mẽ nhất đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ và dầu mỏ, tiếp đó là khai thác gỗ và kinh doanh nông nghiệp.
Báo cáo dài 50 trang bao gồm các lời khai của các nhà hoạt động bị đe dọa và bị dùng bạo lực để ngăn chặn họ. Ở Colombia, các nhà hoạt động môi trường phải đối mặt với nhiều đe dọa vì đã lên tiếng chống lại tác động của dự án El Cerrejon - khu hầm mỏ lộ thiên lớn nhất Mỹ Latinh bị lên án gây ô nhiễm nguồn nước. Tại Ấn Độ, các cộng đồng địa phương bao gồm cả bộ lạc Adivasi ở bang Chhattisgarh, bang có mật độ rừng cao ở miền Trung Ấn Độ, phản đối các công ty than lấy đất và gây ô nhiễm. Một số lượng lớn người dân Adivasi đang bị các công ty chiếm đoạt đất đai để khai thác.
Ngay tại Mỹ, số vụ tấn công những người biểu tình chống lại các tác động môi trường của nhiều dự án cũng bị đe dọa. Tháng 2-2017, khu bảo tồn của người da đỏ trên bán đảo North Dakota đã bị cảnh sát quân sự tấn công để dọn đường cho việc xây dựng một đường ống dẫn dầu dưới hồ Oahe, được cho là một địa điểm linh thiêng. Sau vụ này, một phụ nữ đã mất cánh tay và khoảng 800 người bị truy tố vì biểu tình.
Trách nhiệm thuộc về ai? Đó là câu hỏi đã được Global Witness đưa ra và chính họ đã trả lời. Trong bản báo cáo, tổ chức phi chính phủ Global Witness đã cảnh báo các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải có nghĩa vụ bảo vệ các nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Theo họ, các nhà đầu tư, bao gồm cả các ngân hàng đang thúc đẩy bạo lực bằng cách ủng hộ các dự án gây tổn hại cho môi trường và giẫm đạp các quyền con người, đã bỏ lơ những hành động giết người. Global Witness còn cho rằng cảnh sát, quân đội và nhân viên an ninh cũng tham gia vào các vụ giết những người bảo vệ môi trường. Báo cáo cho thấy những cuộc đấu tranh giữa các chính phủ, các công ty và cộng đồng địa phương về việc sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính. Việc thiếu các thủ tục tố tụng gây khó cho việc xác định được những người có trách nhiệm.