Trà Vinh: Khuyến cáo người dân không tăng diện tích trồng cam sành

Ngày 4-2, ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân trên địa bàn không tăng diện tích trồng cam sành, do lo ngại nguồn cung vượt cầu, khó tiêu thụ như hiện nay.

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo bà con không nên tăng diện tích trồng cam sành
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo bà con không nên tăng diện tích trồng cam sành

Cách đây 5 năm, nhiều nông dân trở thành tỷ phú cam sành thì giờ đây họ phải đối mặt với nhiều khó khăn do giá cam sành sụt giảm nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Hai (ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) bày tỏ, năm 2021-2022, giá cam sành leo dốc, đỉnh điểm vượt 20.000 đồng mỗi ký, nhưng từ năm 2023 trở lại đây thì “tuột dốc” thê thảm. “Năm rồi, giá cam sành luôn ở mức 5.000 đồng/ký, thậm chí chỉ 2.000 đồng/kg nhưng không có thương lái thu mua, gia đình tôi chật vật bán lẻ mỗi ký để bù trừ cho giá phân thuốc tăng cao”, ông Hai nói.

Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, nguyên nhân giá cam sành giảm mạnh do nông dân mở rộng diện tích sản xuất tự phát quá nhiều, chạy theo phong trào, không theo quy hoạch của địa phương, khiến sản lượng tăng mạnh.

Thêm vào đó, trước đây, thị trường miền Bắc tiêu thụ rất mạnh nhưng giờ họ đã tăng diện tích trồng cam rất nhiều, với khí hậu thuận lợi nên cam miền Bắc có màu vàng, chất lượng ngon hơn nên cung vượt cầu, đáng nói là cam sành chỉ có một kênh tiêu thụ trong nước, chưa xuất khẩu chính thức.

“Người dân không nên tăng diện tích trồng cam sành, thay vào đó chuyển đổi diện tích trồng cam sành già cỗi trên 5 năm sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế bền vững hơn, phù hợp với đặc thù của khu vực”, ông Đông khuyến cáo.

CAM3.jpg
Cam sành rớt giá 2.000 đồng mỗi ký, nông dân Trà Vinh lỗ nặng

Theo dự báo trong những năm tiếp theo, giá cam sành sẽ không tăng cao nên người dân cần cân nhắc khi mở rộng diện tích. Trước mắt, ngành nông nghiệp tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ “Tạo lập, quản lý, quảng bá và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “cam sành TV”; đồng thời “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chế biến từ trái cam sành” nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy ngành hàng phát triển; mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia kết nối, đầu tư sơ chế biến, chế biến sâu các sản phẩm từ trái cây, trong đó có cam sành để nâng cao giá trị sản phẩm.

Được biết, toàn tỉnh tỉnh Trà Vinh hiện có trên 3.400ha diện tích trồng cam sành, trong đó huyện Cầu Kè là địa phương có diện tích trồng cam lớn nhất với trên 2.600ha, so với năm 2018 tăng khoảng 1.200ha. Tuy nhiên, giá cam sành trong năm vừa qua luôn ở mức thấp, khiến nông dân lỗ nặng.

Tin cùng chuyên mục