Người Việt có truyền thống dùng trà từ lâu đời. Tuy nghi thức uống không cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, cách chế biến trà cũng không quá phức tạp như trà ô long của Trung Quốc, nhưng cách thưởng thức trà rất “mộc” của người Việt lại có nét văn hóa riêng. Nó vừa mang tính phổ biến, phổ cập rộng khắp tới mọi tầng lớp, lại vừa giữ được những hương vị nguyên sơ của cây chè. Điều này vô tình đã đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Khoa học đã chứng minh hoạt chất chống ung thư EGCG trong loại trà ô long nổi tiếng chỉ còn 1 nửa so với trà xanh. Hương và vị của trà Việt cũng có sự khác biệt với những thương hiệu nổi tiếng như Tân Cương - Thái Nguyên, Suối Giàng – Yên Bái... “Cân trà, bao thuốc” là những thứ thường có trong những túi quà người Việt tặng cho nhau. Việt Nam cũng là nước có thứ hạng cao về xuất khẩu trà. Tuy vậy, mặc dù uống trà giúp tỉnh táo và chống lão hóa nhưng cũng gây không ít bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ hoặc mất ngủ, tim hồi hộp, dùng lâu dài dễ gây suy nhược thần kinh… Trà mạn gần đây còn vướng phải những nghi án có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng cao. Vậy phải uống trà như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Trà từ thảo dược quý, xu hướng thưởng thức mới có lợi cho sức khỏe
Bên cạnh cây chè quen thuộc kể trên, ngày nay trên thế giới đã bắt đầu chế biến trà từ những loại cây khác nhau như trà Sâm, trà Hoa cúc, trà Ác-ti-sô, tâm Sen… với mục tiêu vừa giúp cơ thể sảng khoái vừa nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Trong các loại trà thảo dược thì loại cây được đặc biệt chú ý và hiện đang được phát triển mạnh tại thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu là cây “Cỏ trường thọ”, còn gọi là Sâm Nam, Giảo cổ lam (GCL). Tên khoa học của loài cỏ này là Gynostemma pentaphyllum, thường mọc trên núi đá cao, dưới tán rừng. Trà GCL được một bộ lạc sống trên núi cao Nhật Bản phát hiện và sử dụng từ lâu và người dân nơi đó có tuổi thọ bình quân rất cao, từ đó có tên trà Trường thọ. Không giống như trà ướp các loại hoa, tự bản thân trà GCL cũng đã rất thơm. Uống GCL có vị đắng ban đầu sau đó sẽ thấy ngọt lâu trong họng, đó là do thành phần saponin rất giống trong Nhân sâm tạo nên. Chính thành phần này làm cho tỉnh táo, sảng khoái khi uống trà GCL. Có thể tóm tắt tác dụng chính yếu mà trà GCL đem lại cho sức khỏe như sau:
+ Ba giảm: Giảm mệt, giảm béo, giảm căng thẳng.
+ Ba giúp: Giúp ăn ngủ tốt, giúp trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ.
GCL không phải là loại cây khó tìm. Tuy nhiên, để có được loại trà với hương vị thơm ngon nhất, vị đắng vừa phải và có tác dụng tốt nhất phải là loại GCL 5 lá được thu hái trên những vùng núi đá vôi ở độ cao trên dưới 2.000m. GCL cũng rất giống với một số loại cây họ nho (Vitaceae) nên để phân biệt được nhất thiết phải thu mua cây tươi, nếu để khô thì ngay cả các chuyên gia cũng chịu. Chế biến chỉ cần phơi khô, sao vàng và hãm uống hàng ngày.
Uống GCL thường xuyên còn đem lại cho người dùng tinh thần sảng khoái, trẻ lâu, nhất là với những người mắc bệnh sẽ cảm nhận được công dụng tuyệt vời của loại cây đặc biệt này: GCL làm giảm đường huyết, huyết áp và mỡ máu rõ rệt. Dùng GCL đều đặn hàng ngày giúp hoạt huyết, ngủ sâu. Với người bị huyết áp thấp, khi uống có thể cho thêm vài lát gừng và không uống khi đói, nếu không bị tiểu đường và không uống được đắng có thể cho thêm một chút mật ong.