Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa qua, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng mức thù lao mới cho các VĐV thể thao, bởi mức thù lao hiện hành đã được áp dụng cách đây 10 năm, không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe cho các vận động viên thể thao.
Như vậy, chặng đường gian nan của các VĐV đỉnh cao cũng đã có những tín hiệu tích cực, mặc dù đối với những người trong nghề, mọi thứ đã quá chậm. Mức thù lao với chỉ khoảng 4 triệu đồng cho một tuyển thủ quốc gia hiện nay vốn quá thấp so với mức sống, và còn thấp hơn khi mà thành tích của VĐV Việt Nam hiện nay đã tiến bộ rất nhiều so với trước. Bởi lẽ càng thi đấu ở đẳng cấp cao, tầm cỡ châu lục thì càng phải tập luyện nhiều hơn, dinh dưỡng nhiều hơn. VĐV đỉnh cao không còn cơ hội để làm một việc gì khác nhằm tăng thu nhập cho mình, trong khi những rủi ro sau khi giã từ sự nghiệp thì chẳng khác gì so với trước. Một kỳ tích trăm năm có một như chiếc HCV Olympic của VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh thì ngoài đợt thưởng năm 2016, thu nhập các năm kế tiếp vẫn trở lại như bình thường, hoàn toàn không có đãi ngộ đặc biệt nào, trong khi theo lẽ thường, một khi đã đạt đến một đẳng cấp nào đó, thu nhập ổn định mới đúng.
Tương tự, nhìn vào số tiền lên đến hơn 45 tỷ đồng mà đội U.23 Việt Nam được nhận sau thành tích vang dội ở châu Á vừa qua, ai cũng tưởng là các cầu thủ sẽ “đổi đời”. Thực tế thì một ngôi sao như thủ môn Bùi Tiến Dũng hiện vẫn đang hưởng mức lương cũ tại CLB. Nếu lên tuyển, vẫn chịu mức thù lao của các VĐV theo quy định. Rất may là ở lĩnh vực được quan tâm như bóng đá, các cầu thủ còn có những khoản bồi dưỡng từ VFF, chứ với những VĐV khác, dù là đang tập huấn để tranh chức vô địch tại ASIAD thì cũng chẳng dư dôi ra được gì ngoài chế độ bổ sung khi gần đến ngày bước vào thi đấu.
Có khá nhiều bất cập liên quan đến VĐV thể thao đỉnh cao tại Việt Nam. Ngân sách cấp cho hoạt động thể thao thì gần như cố định, dựa vào mặt bằng thu nhập chung của nhiều lĩnh vực khác. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10% VĐV đỉnh cao nghỉ thi đấu tìm được việc làm trong ngành do chế độ biên chế không còn được ngành thể thao địa phương áp dụng. Những liên đoàn, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thể thao hoạt động kém hiệu quả, khiến cho VĐV đối diện với nguy cơ chấn thương, thất nghiệp suốt phần đời còn lại. Như vậy, phần lớn thu nhập của họ đến từ thù lao khi còn thi đấu, nhưng do số tiền quá ít ỏi, đa số các VĐV đỉnh cao tại Việt Nam đều giải nghệ sớm sau khi đã tạo ra được chút danh tiếng để rẽ ngang phục vụ cho các công việc khác ngoài xã hội.
Tất nhiên là sau chỉ đạo của Thủ tướng, thù lao của VĐV sẽ tăng lên, nhưng thực tế thì ngân sách nhà nước không thể “đuổi kịp” nhu cầu dinh dưỡng, tập luyện của VĐV. Giải pháp căn cơ nhất vẫn nằm ở các đơn vị quản lý VĐV cấp địa phương, CLB. Hiện nay, phần lớn các đơn vị này vẫn đang đầu tư theo hướng “ăn xổi và dàn trải”, nhắm vào thành tích trước mắt chứ không định hướng dài hạn, tạo điều kiện cho các VĐV theo nghề dài lâu. VĐV không những nhận thù lao ít, mà còn không có chế độ bảo hiểm đặc thù nghề nghiệp. Trong khi đó, lấy ví dụ như bóng đá, với sự năng động của mình, đã có nhà tài trợ mới cho V-League là thương hiệu dinh dưỡng Nufifood, qua đó tạo ra được nguồn doanh thu ổn định cho các CLB, tác động phần nào đến cơ chế lương, thưởng của cầu thủ trong quá trình thi đấu. Nếu các địa phương hay những liên đoàn khác cũng có được sự năng động hiệu quả, thì cuộc đời VĐV mới hy vọng đổi khác thay vì trông chờ vào những chuyển biến từ ngân sách.
Như vậy, chặng đường gian nan của các VĐV đỉnh cao cũng đã có những tín hiệu tích cực, mặc dù đối với những người trong nghề, mọi thứ đã quá chậm. Mức thù lao với chỉ khoảng 4 triệu đồng cho một tuyển thủ quốc gia hiện nay vốn quá thấp so với mức sống, và còn thấp hơn khi mà thành tích của VĐV Việt Nam hiện nay đã tiến bộ rất nhiều so với trước. Bởi lẽ càng thi đấu ở đẳng cấp cao, tầm cỡ châu lục thì càng phải tập luyện nhiều hơn, dinh dưỡng nhiều hơn. VĐV đỉnh cao không còn cơ hội để làm một việc gì khác nhằm tăng thu nhập cho mình, trong khi những rủi ro sau khi giã từ sự nghiệp thì chẳng khác gì so với trước. Một kỳ tích trăm năm có một như chiếc HCV Olympic của VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh thì ngoài đợt thưởng năm 2016, thu nhập các năm kế tiếp vẫn trở lại như bình thường, hoàn toàn không có đãi ngộ đặc biệt nào, trong khi theo lẽ thường, một khi đã đạt đến một đẳng cấp nào đó, thu nhập ổn định mới đúng.
Tương tự, nhìn vào số tiền lên đến hơn 45 tỷ đồng mà đội U.23 Việt Nam được nhận sau thành tích vang dội ở châu Á vừa qua, ai cũng tưởng là các cầu thủ sẽ “đổi đời”. Thực tế thì một ngôi sao như thủ môn Bùi Tiến Dũng hiện vẫn đang hưởng mức lương cũ tại CLB. Nếu lên tuyển, vẫn chịu mức thù lao của các VĐV theo quy định. Rất may là ở lĩnh vực được quan tâm như bóng đá, các cầu thủ còn có những khoản bồi dưỡng từ VFF, chứ với những VĐV khác, dù là đang tập huấn để tranh chức vô địch tại ASIAD thì cũng chẳng dư dôi ra được gì ngoài chế độ bổ sung khi gần đến ngày bước vào thi đấu.
Có khá nhiều bất cập liên quan đến VĐV thể thao đỉnh cao tại Việt Nam. Ngân sách cấp cho hoạt động thể thao thì gần như cố định, dựa vào mặt bằng thu nhập chung của nhiều lĩnh vực khác. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10% VĐV đỉnh cao nghỉ thi đấu tìm được việc làm trong ngành do chế độ biên chế không còn được ngành thể thao địa phương áp dụng. Những liên đoàn, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thể thao hoạt động kém hiệu quả, khiến cho VĐV đối diện với nguy cơ chấn thương, thất nghiệp suốt phần đời còn lại. Như vậy, phần lớn thu nhập của họ đến từ thù lao khi còn thi đấu, nhưng do số tiền quá ít ỏi, đa số các VĐV đỉnh cao tại Việt Nam đều giải nghệ sớm sau khi đã tạo ra được chút danh tiếng để rẽ ngang phục vụ cho các công việc khác ngoài xã hội.
Tất nhiên là sau chỉ đạo của Thủ tướng, thù lao của VĐV sẽ tăng lên, nhưng thực tế thì ngân sách nhà nước không thể “đuổi kịp” nhu cầu dinh dưỡng, tập luyện của VĐV. Giải pháp căn cơ nhất vẫn nằm ở các đơn vị quản lý VĐV cấp địa phương, CLB. Hiện nay, phần lớn các đơn vị này vẫn đang đầu tư theo hướng “ăn xổi và dàn trải”, nhắm vào thành tích trước mắt chứ không định hướng dài hạn, tạo điều kiện cho các VĐV theo nghề dài lâu. VĐV không những nhận thù lao ít, mà còn không có chế độ bảo hiểm đặc thù nghề nghiệp. Trong khi đó, lấy ví dụ như bóng đá, với sự năng động của mình, đã có nhà tài trợ mới cho V-League là thương hiệu dinh dưỡng Nufifood, qua đó tạo ra được nguồn doanh thu ổn định cho các CLB, tác động phần nào đến cơ chế lương, thưởng của cầu thủ trong quá trình thi đấu. Nếu các địa phương hay những liên đoàn khác cũng có được sự năng động hiệu quả, thì cuộc đời VĐV mới hy vọng đổi khác thay vì trông chờ vào những chuyển biến từ ngân sách.