Như vậy, dự ước thành phố đã nhập siêu 7,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 22,4% trên kim ngạch xuất khẩu.
Lý giải nguyên nhân trên, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương, cho biết TPHCM có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Khối lượng luân chuyển hàng hóa thành phố chiếm 72% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 19,4% cả nước. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2017, những ngành hàng cần thiết phải nhập khẩu chiếm tỷ trọng 77% tổng kim ngạch. Trong đó, nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 23,6%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm tỷ trọng 12,75%. Vải các loại chiếm tỷ trọng 6,29%… Mặt khác, TPHCM cũng là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa cho các tỉnh, thành phía Nam.
Do vậy, ngoài việc phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thành phố, lượng hàng nhập khẩu còn được chuyển về các tỉnh, thành lân cận để sản xuất phục vụ xuất khẩu được tính vào kim ngạch xuất khẩu của các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Hiện nay, các địa phương lân cận đều đang xuất siêu; cụ thể tỉnh Đồng Nai xuất siêu gần 2 tỷ USD, tỉnh Bình Dương xuất siêu gần 4 tỷ USD, tỉnh Long An xuất siêu gần 500 triệu USD...
Tuy nhiên, để góp phần giảm nhập siêu cho TPHCM, ông Phạm Thành Kiên cho biết, sở đang thực hiện khảo sát thị trường mà thành phố có kim ngạch nhập siêu lớn (trên 1 tỷ USD) bao gồm Trung Quốc, Singapore, lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc. Theo đó, đánh giá những mặt hàng chủ lực của thành phố đang có lợi thế xuất khẩu, làm cơ sở tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại hướng vào các thị trường trọng điểm trên.
Về lâu dài, Sở Công thương TPHCM đang triển khai xây dựng đề án Phát triển xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, xác định đúng lợi thế xuất khẩu của thành phố trong mối tương quan với các tỉnh, thành và trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, có những giải pháp xúc tiến thương mại vừa cụ thể vừa tập trung cho những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, góp phần định hướng rõ hơn trong việc xây dựng các chính sách hướng vào tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của thành phố như sản phẩm điện tử, vi tính, sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung số và các loại dịch vụ.
Lý giải nguyên nhân trên, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương, cho biết TPHCM có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Khối lượng luân chuyển hàng hóa thành phố chiếm 72% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 19,4% cả nước. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2017, những ngành hàng cần thiết phải nhập khẩu chiếm tỷ trọng 77% tổng kim ngạch. Trong đó, nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 23,6%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm tỷ trọng 12,75%. Vải các loại chiếm tỷ trọng 6,29%… Mặt khác, TPHCM cũng là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa cho các tỉnh, thành phía Nam.
Do vậy, ngoài việc phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thành phố, lượng hàng nhập khẩu còn được chuyển về các tỉnh, thành lân cận để sản xuất phục vụ xuất khẩu được tính vào kim ngạch xuất khẩu của các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Hiện nay, các địa phương lân cận đều đang xuất siêu; cụ thể tỉnh Đồng Nai xuất siêu gần 2 tỷ USD, tỉnh Bình Dương xuất siêu gần 4 tỷ USD, tỉnh Long An xuất siêu gần 500 triệu USD...
Tuy nhiên, để góp phần giảm nhập siêu cho TPHCM, ông Phạm Thành Kiên cho biết, sở đang thực hiện khảo sát thị trường mà thành phố có kim ngạch nhập siêu lớn (trên 1 tỷ USD) bao gồm Trung Quốc, Singapore, lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc. Theo đó, đánh giá những mặt hàng chủ lực của thành phố đang có lợi thế xuất khẩu, làm cơ sở tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại hướng vào các thị trường trọng điểm trên.
Về lâu dài, Sở Công thương TPHCM đang triển khai xây dựng đề án Phát triển xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, xác định đúng lợi thế xuất khẩu của thành phố trong mối tương quan với các tỉnh, thành và trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, có những giải pháp xúc tiến thương mại vừa cụ thể vừa tập trung cho những ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, góp phần định hướng rõ hơn trong việc xây dựng các chính sách hướng vào tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của thành phố như sản phẩm điện tử, vi tính, sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung số và các loại dịch vụ.