Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM…
Cụ thể, UBND TPHCM đề nghị giữ nguyên các mức giá đối với đất ở được ban hành theo Quyết định 51/2014 của UBND TP và Quyết định 30/2017 của UBND TP về điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất ở ban hành kèm theo Quyết định 51/2014. Đồng thời cập nhật tên đường đã thay đổi, đường mới, loại bỏ những tên đường, đoạn đường không còn phù hợp và bổ sung bảng giá đất trong khu công nghệ cao.
UBND TPHCM cũng đề xuất áp dụng khung giá đất của đô thị đặc biệt theo Nghị định 96/2019 của Chính phủ về khung giá đất đối với 19 quận trên địa bàn TPHCM. Đối với thị trấn của 5 huyện của TPHCM thì áp dụng theo khung giá đất của đô thị loại V. Giá đất của các xã thuộc 5 huyện này áp dụng theo khung giá đất của xã đồng bằng. Cụ thể như sau:
Đối với 19 quận:
Đơn vị tính: đồng/m²
Đơn vị tính: đồng/m²
Đơn vị tính: đồng/m2
Đất trong Khu Công nghệ cao được tính theo mặt bằng giá đất ở, sau đó quy định bảng giá các loại đất trong Khu Công nghệ cao. Cụ thể, đất với đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ thì tính bằng 60% giá đất ở.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp: tính bằng 60% giá đất ở liền kề.
Để chuẩn bị việc công bố bảng giá đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2024 vào ngày 1-1-2020 theo quy định, ngày 4-12-2019, UBND TPHCM đã trình HĐND TP thẩm định việc xây dựng bảng giá đất. Tuy nhiên, do thời điểm đó, Chính phủ chưa ban hành nghị định mới thay thế Nghị định 104/2014 quy định về khung giá đất nên UBND TP chưa có đủ cơ sở trình HĐND TP thông qua tại kỳ họp định kỳ cuối năm 2019.
Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường được tính bằng 150% đất nông nghiệp cùng khu vực của cùng loại đất.
Một trong những căn cứ đề nghị điều chỉnh, theo UBND TPHCM là do bảng giá đất năm 2014 có một số bất cập, như bất cập trong quy định về vị trí đất nông nghiệp, thiếu 4 loại đất (đất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất giáo dục, y tế; đất tôn giáo) và mặt bằng giá đất giữa các quận - huyện chưa đồng đều.
Ngoài ra, so với bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 có sự thay đổi, điều chỉnh tên 445 tuyến đường ở 23 quận - huyện; bổ sung 364 tuyến đường, đoạn đường trong bảng giá đất tại 15 quận - huyện và 34 tuyến đường, đoạn đường trong Khu Công nghệ cao; loại bỏ 262 tuyến đường trong bảng giá đất ở của 9 quận - huyện.
Theo UBND TPHCM, bảng giá đất này ổn định trong 5 năm và được xác định làm căn cứ để áp dụng trong việc tính tiền sử dụng đất (khu Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở; chuyển mục đích sử dụng đất); tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai…
Giá đất cao nhất là 800 triệu đồng/m²Ước tính tổng thu ngân sách 5 năm 2016-2020 từ đất đai khoảng 1.872.900 tỷ đồng. Theo tính toán, tổng số thu liên quan đến đất đai 3%-5% tổng thu ngân sách địa phương. Theo Sở TN-MT, bảng giá đất mới được xây dựng dựa vào hơn 9.630 phiếu thu thập thông tin về các giao dịch thành công trên 24 quận - huyện (bình quân mỗi tuyến đường điều tra 3 phiếu). Cùng với đó là việc thu thập từ nguồn bất động sản giao dịch thành công tại các Chi cục thuế (khoảng 400.000 bất động sản). Qua đó, giá đất cao nhất đối với các quận (19 quận) là 800 triệu đồng /m², thuộc địa bàn quận 1. Mức giá cao nhất thuộc địa bàn các huyện (5 huyện) là 120 triệu đồng/m², thuộc khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh. |